Quyền Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng: CMCN 4.0 diễn ra, tương lai không phụ thuộc nhiều vào quá khứ
Các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, vốn bỏ lỡ 3 cuộc các mạng công nghiệp trước đó, thậm chí còn có cơ hội lớn hơn trong cuộc CMCN 4.0 đang trên đà bùng nổ.
- 11-09-2018"Bộ trưởng hotboy" của Malaysia, chuyện khởi nghiệp của doanh nghiệp Việt và câu hỏi bất ngờ dành cho đại diện Google làm nóng phiên thảo luận đầu tiên của WEF ASEAN 2018
- 11-09-2018Nhà sáng lập, Chủ tịch điều hành WEF: "Cách mạng 4.0 không phải là nút bấm để biến mọi thứ thay đổi trong phút chốc"
- 07-09-2018Giám đốc WEF châu Á Justin Wood: CMCN 4.0, lực lượng lao động trẻ lại là thách thức của Việt Nam
- 06-09-2018Việt Nam được gì khi tổ chức Hội nghị WEF ASEAN 2018?
- 19-01-2017Việt Nam và WEF ký thỏa thuận hợp tác để đón đầu Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4
Đó là nhận định của Quyền Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng trong khuôn khổ cuộc họp báo của các đồng chủ tọa Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho ASEAN 2018 sáng 12/9.
"Khi Cách mạng Công nghiệp (CMCN) diễn ra, tương lai không phụ thuộc nhiều vào quá khứ. Nó giống như một bước ngoặt, nơi tương lai không phải là sự nối tiếp với những gì đã xảy ra. Điều đó có nghĩa là các nước đang phát triển, vốn không có thành tựu từ những cuộc CMCN trước, sẽ không phải chịu những gánh nặng trên vai, giúp họ đi nhanh hơn", Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Việt Nam là quốc gia đang phát triển với nền tảng thấp. Trong 3 cuộc cách mạng công nghiệp trước đó, Việt Nam gần nhưng không tham gia. Điều đó dẫn tới việc Việt Nam thiếu đi những nền tảng để bước vào cuộc CMCN 4.0. Tuy nhiên, Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng không coi đây là rào cản với Việt Nam trong việc bắt kịp các nước phát triển trong cuộc cách mạng công nghiệp mới.
"CMCN 4.0 không quá nặng nề về công nghệ mà là về chính sách. Các nước đang phát triển, vốn không có hệ thống khuôn khổ pháp lý mạnh mẽ, đồng nghĩa với việc họ linh hoạt hơn trong việc đón nhận những chính sách mới để thích nghi với những công nghệ mới. Như vậy, các nước đang phát triển có lợi hơn", Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Trong khuôn khổ sự kiện, Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng chia sẻ những sáng kiến nhằm tạo ra một ASEAN phẳng, nhằm xóa bỏ chênh lệch và khoảng cách để mọi người đều cảm thấy ASEAN là nhà. Ngoài ra, vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo ở các trường đại học về công nghệ, truyền thông ở ASEAN để theo kịp CMCN 4.0 nhằm tạo ra nguồn nhân lực cho tương lai.
Cuối cùng ông Hùng đề cập đến vấn đề an ninh thông tin và an ninh mạng ở ASEAN. Đây là vấn đề quan trọng bởi cuộc sống của chúng ta phụ thuộc vào Internet, sự thịnh vượng của chúng ta cũng phụ thuộc vào Internet. Tuy nhiên, Internet lại không an toàn. Sáng kiến này vẫn mở để tiếp tục thảo luận.
Cuộc họp báo của các đồng chủ tọa diễn ra vào ngày làm việc thứ hai của Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN đang diễn ra ở Hà Nội từ 11-13/9. Ngoài Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, cuộc họp báo còn có sự hiện diện của các đồng chủ tọa Anne-Birgitte Albrectsen, CEO Plan International, Vương Quốc Anh; Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati; Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Kang Kyung-Wha; Chủ tịch CIMB của Malaysia và Kevin Sneader, đối tác quản lý toàn cầu của McKinsey & Company, Hồng Kông, Trung Quốc.
Trí Thức Trẻ
Sự kiện: Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018: Tinh thần doanh nghiệp và cách mạng 4.0
Xem tất cả >>- "Cuộc chiến vô cực" của Tổng thống Widodo và những câu chuyện lan tỏa hậu trường WEF ASEAN 2018
- Bộ trưởng trẻ nhất Malaysia, nữ tỷ phú đầu tiên của Việt Nam và những giấc mơ bỏ ngỏ cho người trẻ
- 4 câu chuyện nổi bật của WEF ASEAN 2018 - sự kiện mang tầm khu vực thành công nhất lịch sử 27 năm WEF
- Lời giải cho bài toán “trọng nam khinh nữ” để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
- Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Trong CMCN 4.0 nếu không tận dụng được cơ hội sẽ bị bỏ lại phía sau