Quyền lực ép giá nhà cung cấp như Walmart: Hạ giá hoặc chúng tôi không thèm mua nữa!
Quyền lực của Walmart cho phép hãng ép giá mua với những nhà cung ứng của mình.
- 14-06-2022Walmart - Gã khổng lồ bán lẻ Mỹ 'chịu thua' tại thị trường Trung Quốc do không hiểu tâm lý người tiêu dùng
- 25-05-2022Bên trong siêu du thuyền là 'dinh thự nổi' xa hoa của người thừa kế đế chế WalMart
- 27-03-2022Vua bán lẻ của Mỹ, CEO Walmart chia sẻ 10 nguyên tắc hàng đầu của các doanh nhân bất bại: "Hãy tiết kiệm giúp khách hàng từng đồng tiền lẻ"
- 10-03-2022Elon Musk sắp tạo ra một cuộc cách mạng mới: Đang xây 'Walmart' trên vũ trụ, tương lai bá chủ ngành công nghiệp 1 nghìn tỷ USD vượt xa thành công của Tesla
- 15-02-2022Tỷ phú giàu nhất châu Á học theo Walmart: Giao quyền điều hành cho người giỏi bên ngoài, chỉ duy trì sự kiểm soát của gia đình qua HĐQT
Theo tờ Wall Street Journal (WSJ), những nhà bán lẻ như Walmart đang thể hiện sự cứng rắn với nguồn cung ứng của mình trước tình hình lạm phát lên cao khiến chi phí nhập hàng ngày càng đắt đỏ.
Cụ thể, CEO Doug McMillion của Walmart mới đây đã tuyên bố sẽ đẩy lùi nỗ lực tăng giá của các nhà cung cấp hàng hóa cho họ. Việc giữ giá hàng hóa trong thời buổi lạm phát sẽ giúp các chuỗi bán lẻ gia tăng được doanh số thay vì chịu áp lực nâng giá như hiện nay.
CEO Doug McMillion dẫn Phó tổng thống Mỹ lúc đó là Mike Pence đi dọa quanh kho của Walmart
Trên thực tế, các nhà bán lẻ lớn như Walmart từ lâu đã nổi tiếng với chiến thuật ép giá các hãng cung ứng của mình để duy trì lợi thế cạnh tranh. Với vị thế lớn trong ngành bán lẻ, Walmart hoàn toàn có thể ép các nhà cung ứng giữ giá hàng hóa cung ứng cho mình trong thời buổi lạm phát.
Đặc biệt hơn, việc Walmart tích trữ lượng lớn hàng hóa hậu dịch vì mong chờ sự bùng nổ tiêu dùng, điều đã không diễn ra như kỳ vọng, đã làm giảm nhu cầu nhập thêm hàng của chuỗi bán lẻ này.
Tương tự, những tên tuổi lớn như Target hay Amazon đã hủy đơn hàng và yêu cầu các nhà cung ứng phải giảm giá cho họ khi hàng tồn kho còn nhiều, sức cầu tiêu dùng yếu hơn dự kiến và những dự báo về một cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng nhiều.
Theo WSJ, động thái trên của các chuỗi bán lẻ đang tạo thêm áp lực cho các nhà sản xuất nhưng chẳng có ý nghĩa nhiều trong việc chống lạm phát. Khi các nhà cung ứng không còn lợi nhuận và không có đủ đơn hàng, họ sẽ buộc phải sa thải lao động hoặc thậm chí đóng cửa kinh doanh trong bối cảnh lãi suất ngân hàng lên quá cao để vay vốn. Tỷ lệ thất nghiệp đi lên sẽ càng làm giảm sức cầu tiêu dùng của người dân.
“Đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến chuỗi bán lẻ gấp gáp tạo sức ép lên các nhà cung ứng của họ đến như vậy”, CEO Archie Black của SPS Commerce nhận định.
Lan rộng
Tờ WSJ cho biết tình hình trên đang lan rộng trong toàn ngành, nhất là những thương hiệu phụ thuộc vào các chuỗi bán lẻ. Đầu tháng này, thương hiệu Estee Lauder đã phải cảnh báo suy giảm doanh số sâu hơn so với dự kiến trong năm tài khóa này do nhiều chuỗi bán lẻ siết chặt yêu cầu về mức giá cung ứng.
Tương tự, nhiều tên tuổi khác như Scotts Miracle Gro, Mohawk Industries hay Home Depot cũng đã phải tuyên bố suy giảm doanh số, thậm chí cắt giảm sản lượng và đuổi việc bớt nhân viên khi các chuỗi bán lẻ hủy hợp đồng nhập hàng.
Lấy ví dụ Newell Brands, một hãng chuyên kinh doanh sản phẩm thời trang thông qua các chuỗi bán lẻ. Trong khi thực phẩm hay các mặt hàng thiết yếu dễ tiêu thụ bởi chúng cần nhập hàng thường xuyên thì thời trang lại có thể lưu kho cả tháng cho đến khi bán hết. Hệ quả là khi chuỗi bán lẻ ngừng hợp đồng, những thương hiệu như Newell lâm vào cảnh sống dở chết dở.
Năm 2021, Newell phải gia tăng sản lượng nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao của người dân Mỹ trong kỳ nghỉ lễ hậu đại dịch. Nhà máy của họ phải huy động toàn bộ nhân viên, yêu cầu cả bộ phận văn phòng cũng phải xuống công xưởng tăng ca mới kịp giao hàng cho các chuỗi bán lẻ.
Bước sang mùa nghỉ lễ năm nay, Walmart và Target bất ngờ cho biết sẽ không đặt nhiều hàng như năm ngoái, đồng thời sẽ thực hiện các biện pháp khuyến mãi giảm giá cho người tiêu dùng, trừ vào phần lợi nhuận của Newell.
Hậu quả là Newell đã phải hạ mức dự báo doanh số cũng như lợi nhuận trong tháng 9/2022. Hiện khoảng 15% doanh số của thương hiệu này đến từ Walmart và 13% đến từ Amazon.
“Mọi thứ giờ đây đã thay đổi”, CEO Ravi Saligram của Newell ngán ngẩm khi cho biết mối quan hệ của họ với Walmart chưa bào giờ tệ đến thế và cũng chưa bao giờ có chiến dịch khuyến mãi nào ăn mòn lợi nhuận của doanh nghiệp như vậy cả.
Hiện Walmart đang là chuỗi bán lẻ lớn nhất nước Mỹ với 4.700 chi nhánh trên cả nước và tổng doanh thu hàng năm vào khoảng 572,8 tỷ USD.
*Nguồn: WSJ
Nhịp sống thị trường