Quyền lực thực sự trong đế chế Trung Nguyên
G7 trở thành chiến trường của Trung Nguyên, cả ở trong và ngoài công ty. Trên thương trường, cà phê hòa tan của Trung Nguyên phải đấu với 2 ông lớn là Nestle và VinaCafé, còn bên trong là cuộc chiến pháp lý dai dẳng giữa hai vợ chồng nhà sáng lập Đặng Lê Nguyên Vũ.
- 31-03-2018Ước mơ của Chủ tịch cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ
- 31-03-2018Chuyện ly hôn và phân chia tài sản của vợ chồng "Cà phê Trung Nguyên" giờ đã đi đến đâu?
Cặp vợ chồng quyền lực ở Trung Nguyên
Năm 2015 là một mốc thời gian đặc biệt trên chặng đường 22 năm phát triển của Trung Nguyên. Trên website của Trung nguyên, lịch sử của thương hiệu từng được mệnh danh là vua cà phê Việt ghi nhận thời điểm ra đời của mô hình Trung Nguyên Legend - cà phê của Giàu có và Hạnh Phúc - mô hình khác xa với xu hướng kinh doanh cà phê hiện thời, và cũng không giống với những gì Trung Nguyên thường làm trước đó..
Theo phía Trung Nguyên, Trung Nguyên Legend là không gian tôn vinh cho vẻ đẹp của lối sống tỉnh thức, và của những con người theo đuổi lối sống ấy. Nó được kết tinh từ sự dấn thân, phụng sự vô vị lợi cùng tinh thần kỷ luật, vượt qua chính mình cũng như luôn hướng đến chân lý, tính nhân bản và cái đẹp trong mọi hành động của mỗi cá nhân.
Thế nhưng, ở một mặt khác, 2015 lại là năm bão tố trong mối quan hệ giữa hai chủ sở hữu lớn nhất của Trung Nguyên. Bà Lê Hoàng Diệp Thảo - người vẫn được biết đến dưới danh phận là vợ của "vua cà phê" Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Trung Nguyên - nộp đơn kiện chồng vì quyết định loại mình ra khỏi vị trí Chủ tịch và CEO Trung Nguyên hòa tan, đồng thời nộp đơn ly dị.
Trung Nguyên Legend - điểm đến của sự giàu có về trí tuệ, tình yêu, khát vọng và hạnh phúc - ra đời đúng vào thời điểm hôn nhân của ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo đi tới ngõ cụt.
Khi đó, Trung Nguyên Group là công ty mẹ sở hữu toàn bộ các đơn vị hiện tại của Trung Nguyên như Trung Nguyên Coffee, Trung Nguyên hòa tan và Trung Nguyên franchise. Đơn vị sở hữu của Trung Nguyên Group là Đầu tư Trung Nguyên – một công ty do ông Vũ và bà Thảo nắm cổ phần. Tổng vốn điều lệ của các công ty này (vào năm 2015) là khoảng 5.500 tỷ đồng.
Cuộc chiến pháp lý với những giằng co và chứng cứ mới liên tục được cập nhật trong suốt 3 năm sau đó, với chiến thắng trong phiên phúc thẩm nghiêng về phía Trung Nguyên.
Ở Trung Nguyên, chức vụ cao nhất của bà Thảo là Chủ tịch HĐQT, kiêm tổng giám đốc và người đại diện pháp luật Công ty cà phê hòa tan G7. Bà cũng là sáng lập kiêm Tổng Giám đốc công ty TNHH MTV Trung Nguyên, đồng sáng lập và đồng sở hữu Công ty CP Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên, Giám đốc công ty TNHH đầu tư du lịch Đặng Lê tại Buôn Ma Thuột. Các vị trí khác thuộc tập đoàn Trung Nguyên nằm trong tay của ông Đặng Lê Nguyên Vũ.
3 năm tranh chấp nội bộ vẫn thắng lớn lợi nhuận
Là một đế chế cafe thực sự ở Việt Nam với 22 năm hình thành và phát triển, nhưng mâu thuẫn giữa nhóm sáng lập khiến hoạt động của Trung Nguyên gặp ít nhiều ảnh hưởng.
Dưới quyền kinh doanh trực tiếp của bà Thảo, theo số liệu của Euromonitor, công ty G7 (điểm tranh chấp pháp lý lớn nhất giữa hai vợ chồng ông chủ Trung Nguyên) chỉ là doanh nghiệp nhỏ, chiếm chưa đến 5% thị phần cà phê hòa tan tại Việt Nam trong suốt giai đoạn từ 2010 đến 2015. Thời điểm bà Thảo đưa đơn lên tòa kiện, so với các đối thủ trực tiếp là Nestle và VinaCafé, thị phần của G7 ở trong nước chỉ bằng 1/10.
Nhưng ở các mảng miếng kinh doanh khác, Trung Nguyên khi đó không có đối thủ. Tập đoàn Trung Nguyên không những duy trì vị trí đứng đầu trong mảng cà phê rang xay mà còn gia tăng thị phần từ mức 54% năm 2010 lên 59% năm 2015, đề bẹp cả ông lớn nước ngoài lẫn gã khổng lồ cà phê hòa tan trong nước.
Ngoài Nestle không cập nhật báo cáo từ năm 2014-2016 sau nghi vấn về khoản lỗ lũy kế 30 triệu USD tại Việt Nam tính đến năm 2013, thì cả VinaCafé và Trung Nguyên có thể coi là những kẻ so kè cân sức trong cuộc chiến về doanh số ở Việt Nam. Cùng xuất phát điểm khoảng 1.000 tỷ đồng doanh thu năm 2009, nếu VinaCafé duy trì doanh số 2.800 - 3.300 tỷ đồng trong giai đoạn 2010-2016 thì Trung Nguyên ổn định ở mức 3.800 tỷ đồng.
Ngược lại, xuất phát điểm hơn kém nhau đến gần 10 lần về lợi nhuận trước thuế (VinaCafé đạt khoảng 147 tỷ đồng còn Trung Nguyên là khoảng 20 tỷ đồng) vào năm 2009 thì mức lãi trước thuế của ông "vua cafe Việt" trong giai đoạn 2014-2016 lại bỏ cách đối thủ tới 3 lần. VinaCafé chỉ đạt mức lãi trung bình 400 tỷ đồng/năm, tức là 8 đồng doanh thu mới tạo nên 1 đồng lợi nhuận thì Trung Nguyên đạt trung bình 970 tỷ đồng/năm, tức đút túi 1 đồng lợi nhuận trên mỗi 4 đồng doanh
Nhịp sống kinh tế