MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Quyết định từ bỏ công việc hiện tại, đây là những điều bạn cần chuẩn bị để ra đi trong tư thế "ngẩng cao đầu"

18-01-2017 - 15:10 PM | Sống

Khi đang đứng trước cơ hội bắt đầu một hành trình mới, bạn có thể cảm thấy một chút tội lỗi, e ngại hay mất mát. Hoặc cũng có thể bạn hào hứng khi nghĩ rằng đây là lần cuối bạn đối mặt với sếp. Những chú ý sau đây giúp bạn nghỉ việc trong tư thế “ngẩng cao đầu”.

Sẵn sàng cho những câu hỏi của sếp cũ

Khi nhân viên xin nghỉ việc, câu hỏi của các sếp thường là "Lí do nghỉ việc là gì?". Hãy chuẩn bị để trả lời câu hỏi này một cách tích cực nhất. Thái độ bất cần, tiêu cực không nên xuất hiện trong tình huống này. Bạn nên đảm bảo với sếp cũ rằng mọi thông tin về công ty và chế độ đãi ngộ được bảo mật.


Hãy chuẩn bị trả lời những câu hỏi về lí do nghỉ việc.

Hãy chuẩn bị trả lời những câu hỏi về lí do nghỉ việc.

Duy trì cảm xúc tích cực

Khi bạn nghỉ việc, những cảm xúc có thể đan xen nhau: một chút tự tin xen với tội lỗi, một chút hạnh phúc nhưng cô đơn, vừa hào hứng vừa sợ hãi... Hãy cho phép bản thân một chút thời gian để sắp xếp lại các cảm xúc này. Bạn sẽ nhanh chóng lấy lại sự cân bằng.

Nói lời cảm ơn

Dù thế nào, bạn nên kết thúc cuộc trò chuyện cuối cùng với sếp bằng lời cảm ơn. Hãy nhớ rằng chính công việc này đã góp phần giúp bạn trưởng thành và có thêm các cơ hội hiện tại. Quản lý của bạn có thể ngạc nhiên hay khó chịu khi nhân viên xin nghỉ việc. Tuy nhiên, mọi người đều hiểu đó là sự tất yếu.

Chúng ta luôn học tập và phát triển sự nghiệp và đời sống cá nhân. Sự thay đổi là điều hoàn toàn bình thường. Lời cảm ơn có thể xoa dịu sự không hài lòng của của sếp cũ. Đừng để thái độ tiêu cực của bạn phá hỏng mối quan hệ của bạn với cơ quan cũ.


Giữ mối liên hệ với đồng nghiệp cũ

Giữ mối liên hệ với đồng nghiệp cũ

Giữ mối liên hệ với đồng nghiệp

Tại công ty Boomerang, các nhân viên cũ quay lại làm việc ngày càng nhiều. Bạn sẽ không thể lường trước mọi việc trong cuộc sống. Vì thế, hãy hạn chế tối đa những hiếm khích với quản lý, đồng nghiệp ở công ty cũ.

Chia sẻ tầm nhìn về tương lai của bạn và cố gắng giữ liên lạc với đồng nghiệp cũ. Những mối quan hệ này có thể là cơ hội trong tương lai của bạn.

Cẩn trọng trước khi ký mọi giấy tờ

Khi nộp đơn xin từ chức, hãy viết ngắn gọn và lịch sự nhất có thể. Bạn không cần thiết phải trình bày lý do thực sự bạn muốn nghỉ việc vì bạn chán ghét đồng nghiệp hay quản lý...

Đừng vội vàng khi ký bất kỳ giấy tờ nào khi thanh lý hợp đồng. Bạn cần đọc kỹ tất cả giấy tờ mà bộ phận nhân sự cung cấp trước khi ký. Hãy chắc chắn rằng các điều khoản trong giấy tờ thanh lý hợp đồng sẽ không gây bất lợi cho bạn trong tương lai.

Xoá thông tin từ máy tính

Trước khi rời bỏ vị trí, bạn nên dành một chút thời gian để dọn dẹp máy tính bạn đã sử dụng tại công ty. Lưu thông tin khách hàng, các bản báo cáo, tài liệu về công việc... có thể giúp ích cho bạn khi tìm việc trong tương lai gần. Quan trọng hơn nữa là hãy xoá mọi thông tin, tài khoản cá nhân của bạn trước khi thực sự rời công ty.

Bàn giao công việc

Trong những ngày làm việc cuối cùng ở vị trí cũ, bạn có thể phải gặp gỡ với quản lý và đồng nghiệp để bàn giao công việc. Bạn nên ghi chú chi tiết các nhiệm vụ, mục tiêu hàng ngày, các thông tin quan trọng về công việc để người tiếp nhận công việc sau này có thể bắt nhịp tốt nhất.

Nghỉ ngơi trước cuộc hành trình mới

Các chuyên gia nhân sự khuyên bạn nên tự thưởng cho bản thân một kỳ nghỉ trước khi bắt đầu công việc mới. Gặp gỡ bạn bè, đi du lịch hay đơn giản là nghỉ ngơi một mình để lấy lại năng lượng trước một guồng quay mới. Thời gian nghỉ ngơi là cơ hội để bạn nhìn nhận lại cuộc sống, sắp xếp những thứ cần ưu tiên và đảm bảo lựa chọn đúng đắn cho tương lai.

Con người là sinh vật của thói quen và thường cảm thấy khó khăn trước những thay đổi đột ngột. Hãy cho bản thân một chút thời gian để thích ứng với lối sống mới, chuẩn bị sức khoẻ và tâm lý để tối ưu hoá hiệu suất trong công việc mới.

Hoài Trần

Businessinsider

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên