MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Quyết định tự cắt giảm 3 giờ làm việc mỗi ngày, cựu lãnh đạo của Google nhận ra điều nhiều người đang lầm tưởng

30-06-2017 - 09:00 AM | Sống

"Tôi thường làm việc cả tối và ban đêm. Khi một người bạn trai xuất hiện, thời gian của tôi bị phân chia. Vì thế, tôi phải giảm thời gian dành cho công việc. Tôi lo lắng rằng, thời gian ít đi sẽ ảnh hưởng đến công việc. Thực tế thì ngược lại. Giảm thời gian làm việc khiến mọi thứ thay đổi tích cực hơn", Julia Stiglitz nói.

Julia Stiglitz là phó chủ tịch của Enterprise and International, công ty công nghệ giáo dục trực tuyến lớn nhất thế giới. Cô từng giữ vị trí lãnh đạo tại Trung tâm giáo dục và đào tạo của Google Apps. Với cương vị lãnh đạo, Julia đã rất bận rộn và phải làm việc cả đêm. Khi đó, dường như toàn bộ cuộc sống của cô là công việc. Mọi chuyện bắt đầu thay đổi khi cô có bạn trai và quyết định kết hôn.

Julia quyết định điều chỉnh lại cuộc sống, tự cắt giảm 3 giờ làm việc mỗi ngày. Trái với lo lắng về khối lượng và hiệu quả công việc, dành nhiều thời gian hơn cho cuộc sống riêng đã cho Julia những bài học quan trọng. Hạn chế thời gian làm việc khiến cô làm việc thực sự hiệu quả hơn, hạnh phúc hơn.

Giảm thời gian dành cho công việc, Julia Stiglitz làm việc hiệu quả hơn, sống hạnh phúc hơn.

Giảm thời gian dành cho công việc, Julia Stiglitz làm việc hiệu quả hơn, sống hạnh phúc hơn.

"Tôi đã có một thái độ sống tốt hơn và cái đầu làm việc tỉnh táo hơn. Thay vì thói quen làm việc nhiều giờ liền, tôi ý thức hơn về những việc tôi cần làm để đạt hiệu quả cao nhất, chu đáo nhất trong giai đoạn chạy nước rút".

Đây là 3 điều quan trọng mà Julia Stiglitz học được khi quyết định cắt giảm 3 giờ làm việc mỗi ngày:

1. Thái độ làm việc có thể lan truyền

Một người bạn là giáo viên từng nhắc nhở tôi: "Bạn là thời tiết. Nếu tâm trạng của bạn tồi tệ, bạn sẽ khiến phòng học tràn ngập sự cáu kỉnh, học sinh của bạn sẽ phải chịu đựng điều đó".

Điều đó cũng tương tự như khi tôi là một người quản lý. Nếu tôi kiệt sức và uể oải, các thành viên trong nhóm cũng sẽ nhanh chóng chịu ảnh hưởng của trạng thái của tôi. Khi tôi làm việc ít hơn, tôi có khả năng mang lại niềm vui và sự hứng khởi đến nơi làm việc và tôi có thể nhận ra điều đó qua những người đồng nghiệp.

Tôi nhận ra rằng, là một trưởng nhóm, trách nhiệm của tôi là thể hiện thái độ làm việc tích cực nhất và năng lực tốt nhất của mình, vì điều đó tác động đến người khác. Muốn làm được như vậy, tôi cần cho bản thân thời gian thư giãn và phục hồi.

2. Thư giãn là điều cần thiết nếu bạn muốn đưa ra những quyết định sáng suốt

Tôi thực hiện rất nhiều quyết định mỗi ngày: quyết định tuyển dụng, duyệt kết quả công việc, giao tiếp với khách hàng... Quá nhiều thứ cần giải quyết yêu cầu tôi lùi lại một bước và nhìn vào bức tranh lớn, kiên nhẫn và cẩn thận lắng nghe ý kiến của mọi người liên quan.

Khi làm việc liên tục, tôi mắc kẹt với công việc và dễ dàng rơi vào trạng thái hoảng loạn và luôn giải quyết mọi thứ vội vã. Quyết định cho bản thân nghỉ ngơi thêm một chút, tôi có thời gian để suy nghĩ và đưa ra những quyết định thông minh hơn. Điều này cũng tác động nhất định đến các nhân viên cấp dưới.

Đối với nhân viên, khi người quản lý tỏ ra dễ chịu, bình tĩnh khi xử lý mọi việc, họ yên tâm rằng công việc đang diễn ra suôn sẻ. Nhưng nếu người quản lý nóng nảy và bối rối, họ sẽ giả định rằng công việc gặp khó khăn và có thể mắc lỗi nhiều hơn trong công việc. Đó là một lời nhắc nhở về tầm quan trọng của việc dành thời gian thư giãn, không gian để suy nghĩ về mọi thứ một cách bình tĩnh và chu đáo.

3. Để thành công, bạn phải cân bằng công việc và cuộc sống

Đa số chúng ta đều dành quá nhiều thời gian cho công việc mà quên mất cuộc sống riêng. Nhiều người suy nghĩ rằng, chỉ khi công việc thuận lợi phát triển, họ mới có thể sống tốt. Điều đó là chưa đủ. Sự cân bằng cuộc sống và công việc là một trò chơi mà tổng số bằng 0: Những điều bạn làm trong công việc và và những điều bạn dành cho cuộc sống riêng sẽ bù trừ cho nhau. Khi cân bằng được điều đó, bạn mới có cuộc sống thực sự trọn vẹn.

Thực tế, các phần cuộc sống và công việc của chúng ta không được phân chia hoàn hảo đến thế. Tất cả chúng ta đều cần điều chỉnh lại để cân bằng cuộc sống tốt hơn. Nếu bạn muốn làm việc hiệu quả, hứng khởi và tập trung, phần còn lại của cuộc sống của bạn phải thoải mái. Điều đó có nghĩa là, bạn cần dành một cuối tuần thư giãn thực sự, tránh xa các thiết bị công nghệ và công việc để tái tạo lại năng lượng.

Bạn cần nhớ, nghỉ ngơi không phải là sự nuông chiều bản thân. Khi nghỉ ngơi hợp lý, bạn đang sống có trách nhiệm với chính bản thân mình.

Thu Hoài

BI

Trở lên trên