Quyết định vận mệnh bằng một phát ngôn: Người thông minh không bao giờ nói 10 từ này
Biết thì phải nói, nhưng nói sao cho vừa hay, nói sao cho vừa đủ, nói để thay đổi vận mệnh của chính mình thì không phải ai cũng làm được.
- 23-09-20194 quy tắc bất di bất dịch khi đi ngủ do chính thần y Hoa Đà để lại: Một giấc ngủ đúng sánh ngang trăm thang thuốc bổ
- 10-09-20197 cơ hội "đổi vận" để sớm ngày công thành danh toại: 18, 23, 30, 37, 45, 52 và 65 tuổi! Không biết nắm bắt chỉ có thể lỡ dở cả đời
- 09-09-2019Một lần từ thiện hơn 8 tỷ đô nhưng giá tiền chiếc đồng hồ trên tay của vị tỷ phú này mới là thứ khiến cả Bill Gates và Warren Buffett phải ngưỡng mộ
Nói chuyện và giao tiếp chính là một nghệ thuật. Có người "lời vàng ý ngọc", cũng có người "xuất khẩu cuồng ngôn". Có người độc mồm độc miệng, cũng có người từng chữ thanh cao. Tu luyện khẩu đức cũng đồng nghĩa với việc tu luyện khí chất của bản thân.
Khí chất ngay thẳng thì mới có thể hấp dẫn vận may. Vận may nhiều mới có thể dễ dàng tiến bước trong sự nghiệp, đạt nhiều thành tựu trong tương lai. Đó chính là lý do mà mỗi một phát ngôn của chúng ta đều có thể quyết định vận mệnh sau này.
Vì thế, nếu là người khôn ngoan và thông minh thì nên biết, có những lời không nên, cũng là không được nói ra miệng.
1. Bỏ đa ngôn (bỏ nói nhiều)
Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra. Chúng ta càng nói nhiều lại càng dễ hớ hênh. Triết gia Mặc Tử nổi tiếng của Trung Hoa từng được học trò của mình hỏi rằng: "Thưa thầy, nói nhiều có ích lợi không?"
Mặc Tử trả lời: "Con cóc, con ếch, cả ngày lẫn đêm đều kêu không ngừng, kêu đến khô mồm mỏi lưỡi, nhưng không có ai để tâm đến tiếng kêu của nó cả. Sáng sớm nhìn thấy con gà trống đó, gáy đúng giờ vào lúc bình minh, trời đất đều chấn động, mọi người đều thức dậy sớm. Nói nhiều thì có ích lợi gì chứ? Chỉ có lời nói được nói ra hợp thời cơ mới có tác dụng thôi".
Mặc Tử muốn nói với chúng ta, lời không cần nhiều, người biết nói chuyện luôn nói những lời thích đáng vào thời cơ thích đáng.
2. Bỏ khinh ngôn (bỏ lời nói dễ dãi)
"Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy": Một lời nói ra, bốn ngựa khó đuổi. Lời nói không thể nói dễ dàng, nếu thay đổi lời đã nói, chi bằng không nói. Lời không được hứa dễ dàng, nếu hứa rồi lại thay đổi, chi bằng đừng hứa. Nếu cứ tùy tiện phát ngôn một cách dễ dãi mỗi khi gặp chuyện thì sớm muộn cũng mang họa vào thân, đánh mất chữ Tín quan trọng trước mặt người khác.
3. Bỏ cuồng ngôn (bỏ lời nói ngông cuồng)
Không biết thì tuyệt đối không nói bậy nói càn, rồi sẽ phải hối hận. Sơn Âm Kim tiên sinh thời nhà Thanh từng nói: "Làm người hành sự đừng ngông cuồng, họa phúc sâu dày tự gánh chịu". Ngông cuồng hay khiêm tốn, điều này trực tiếp liên quan đến họa - phúc và vận mệnh của một người. Lời nói, hành vi, cử chỉ chính là những điều con người thể hiện rõ ràng nhất trước mặt người khác. Trong số đó, lời nói thì lại trực tiếp nhất, cho nên nói chuyện kỵ nhất là lời ngông cuồng. Cuồng ngôn sẽ gây chú ý, gây căm ghét, và rất dễ gây ra tai họa.
4. Bỏ trực ngôn (bỏ lời nói thẳng thừng)
Không nên nói thẳng, nói phũ phàng mà không buồn che đậy hay nghĩ đến hậu quả sẽ xảy ra sau đó kẻo rước thêm phiền toái về mình. Nói trực tiếp, nói thẳng nhưng cũng nên nhẹ nhàng, mềm mỏng một chút để thể hiện sự tôn trọng người khác. Không thể nói quá lạnh lùng vì tôn trọng đối phương là nguyên tắc giao tiếp quan trọng nhất.
5. Bỏ tận ngôn (bỏ nói lời đoạn tuyệt)
Nói chuyện đôi khi phải hàm súc xúc tích, đừng nói mà không chừa đường lui cho chính mình. Có những việc biết hết cũng không cần nói hết, như vậy vừa cho người khác cơ hội thể hiện, cũng vừa tích chút khẩu đức cho bản thân. Có những chuyện phê bình không cần trách khắt khe. Khoan dung, độ lượng với người khác một chút cũng là cách thể hiện phẩm tính của người tiên phong bản lĩnh.
6. Bỏ lậu ngôn (không nói lộ chuyện, bí mật của người khác)
"Thiên cơ không thể tiết lộ" là lời dạy từ xưa. Cổ nhân có câu: Sự dĩ mật thành, ngôn dĩ lậu bại (chuyện thành do giữ bí mật, nói lộ chuyện dễ gây ra thất bại). Khi sự việc vẫn chưa thể chắc chắn, cũng không được nói những lời quả quyết có thể gây ra ảnh hưởng không tốt, khiến người khác cảm thấy phù phiếm và hà khắc. Khi tình cờ biết được bí mật của người khác cũng tuyệt đối không được tiết lộ, đây là vấn đề nhân phẩm và nguyên tắc làm người, nó cũng dễ gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là họa sát thân.
7. Bỏ ác ngôn (không nói lời độc địa)
"Đao cắt dễ lành, ác ngôn khó phai". Không nói những lời vô lễ và độc ác để làm tổn thương người khác vì đôi khi, lời nói là hung thủ giết chết trái tim. Chính sự tổn thương bạn gây ra trong tâm thần người khác còn đau đớn hơn vạn lần vết thương gây ra trên thân thể.
8. Bỏ căng ngôn (không nói lời kiêu căng, ngạo mạn)
Lão Tử nói: "Tự phạt giả vô công, tự căng giả bất trưởng", mang nghĩa là: Người tự mình khoe khoang trái lại không được khen thưởng gì, người tự đề cao bản thân sẽ không có tiền đồ. Người nói lời kiêu căng hoặc quá ngạo mạn, hoặc chỉ là loại vô tri, chỉ đem tới bất lợi cho chính mình và khiến người khác cảm thấy chán ghét.
Học giả Thần Hàm Quang (cuối nhà Minh đầu nhà Thanh) nói: "Tự khiêm tắc nhân dũ phục, tự khoa tắc nhân tất nghi" (Khiêm tốn khiến người khác phải nể phục, tự khen mình người khiến người khác nghi ngờ). Nói chuyện, không nên kiêu ngạo tự mãn, tự cho mình là đúng. Tự kiêu tự khen là hành động của kẻ không có phẩm tính và khuyết thiếu tự tin.
9. Bỏ sàm ngôn (không bịa đặt, đơm chuyện)
Đơm đặt chuyện thị phi hại người, nhận quả báo hủy nát miệng lưỡi. Mọi chuyện đều có nhân quả, nên càng ly gián, khích bác người khác sau lưng, lại càng hủy hoại vận mệnh của chính mình. Triết gia Vương Sung thời Đông Hán từng nói: "Sàm ngôn thương thiện, thanh dăng ô bạch" có nghĩa là: Không nên nói xấu sau lưng người khác bởi nó sẽ sẽ khiến thiên hạ không yên.
10. Bỏ nộ ngôn (bỏ lời nói trong lúc tức giận)
Lúc tức giận không nên nói gì cả, vì lời nói được nói ra lúc nóng giận thường không được suy xét kỹ lưỡng dễ khiến sẽ làm tổn thương mình và người khác.