Quyết không bán nhà 400 tuổi, lão nông choáng khi chuyên gia định giá 2.700 tỷ
Chuyên gia cho biết, ngôi nhà dù cũ nát nhưng nó có giá lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
- 27-03-2023Bố mẹ U70 lỗ nặng vì bán nhà ở quê, mua chung cư cho con gái: Bỏ tiền nhưng chưa chắc được ở, một vốn sinh ra lắm nỗi lo
- 26-03-2023Biết ở quê có KCN, tôi bán nhà phố cầm 10 tỷ về quê mua đất, xây nhà cho thuê rồi thua lỗ ê chề: Biết sớm 1 điều thì đã không mất trắng
- 25-03-2023‘Bán nhà về ở chung với con là quyết định sai lầm của tôi’: Nhà của cha mẹ là nhà của con nhưng điều ngược lại khó xảy ra
Lão Dương, quê ở Ân Thi, Hồ Bắc, Trung Quốc sinh ra đã sống trong ngôi nhà do tổ tiên truyền lại. Gia đình ông rất nghèo, cả nhà đều làm nông để mưu sinh. Vợ qua đời, ông vẫn cùng 2 người con trai sống trong căn nhà này.
Khi huyện Ân Thi quy hoạch lại, nhiều ngôi nhà cổ sẽ bị phá bỏ, trong đó có nhà của lão Dương. Ông nhất quyết không chịu dọn ra khỏi căn nhà. Ông nói ngôi nhà có lịch sử hàng trăm năm, không thể nói là bỏ được. Hơn nữa, ông nội của lão Dương từng cho biết ngôi nhà cổ do tổ tiên xây dựng từ thời nhà Minh. Ông nội còn dặn giữ gìn vì nó là "kho báu", con cháu phải có trách nhiệm bảo vệ.
Lão Dương không biết ngôi nhà có giá trị thế nào, mà ông chỉ đang tuân theo lời răn của ông nội.
Vì ông một mực không cho phá dỡ và khăng khăng nói ngôi nhà rất quý giá nên huyện đành mời nhóm chuyên gia của Cục Di tích Văn hóa địa phương xuống thẩm định. “ Quả thực, ngôi nhà này không thể bị phá” , các chuyên gia khẳng định.
Vậy chuyện gì đã xảy ra?
Hóa ra, nhóm khảo cổ xác định ngôi nhà của lão Dương được làm hoàn toàn từ gỗ nam mộc. Hơn nữa còn là gỗ nam mộc lụa vàng, loại gỗ rất đắt đỏ. Tổng trọng lượng gỗ nam mộc lụa vàng được dùng để dựng nên căn nhà là 200 tấn. Các chuyên gia ước tính, giá trị căn nhà phải lên tới 800 triệu NDT (hơn 2.720 tỷ đồng).
Trong sử sách Trung Quốc, gỗ nam mộc là loại gỗ quý hiếm nhất, cao cấp nhất. Loại gỗ này thường chỉ có hoàng gia mới được sử dụng. Nó cũng chỉ được dùng để xây cung điện hoặc lăng tẩm. Tại Trung Quốc, Tử Cấm Thành là cung điện với nhiều nơi sử dụng gỗ nam mộc để dựng lên.
Gỗ nam mộc rất bền, đó là lý do tại sao căn nhà của lão Dương dù hơn 400 tuổi vẫn đứng vững trước mưa gió. Hơn nữa, ngôi nhà còn không bị mối mọt, xung quanh cũng không có ruồi muỗi. Có thể thấy tổ tiên của lão Dương hẳn có chức tước trong triều hoặc vô cùng giàu có.
Sau khi thông tin được tiết lộ, ngôi nhà của lão Dương trở nên nổi tiếng. Vô số người tìm đến ngỏ ý muốn mua nó, có người trả giá tới hàng trăm triệu nhân dân tệ. Lão Dương không đồng ý bán, thậm chí, lão còn đề nghị trao tặng lại căn nhà cho Cục Di sản Văn hóa quốc gia. Ông cũng đề nghị nhà nước giúp một nơi ở khác.
Chính quyền địa phương đã tiếp quản căn nhà gỗ nam mộc này, để nó thành địa điểm thăm quan dành cho du khách khi đến Ân Thi. Lãnh đạo địa phương đã giải quyết yêu cầu của lão Dương nhanh chóng. Ngoài ra, ông có thêm một đặc quyền khác là có thể trở về nhà cũ bất cứ khi nào muốn.
VTC