Quyết toán ngân sách năm 2022 tăng 28,8% so với dự toán
Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định 1686/QĐ-BTC về việc công bố công khai quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.
- 23-07-2024Bộ Công Thương khuyến nghị 6 giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu
- 23-07-2024Thông qua nghị quyết cho 3 tỉnh đầu tiên sáp nhập huyện, xã
- 23-07-2024Một hợp đồng 7,4 tỷ USD vừa được ký kết, doanh nghiệp Việt nào mà mạnh tay chi "khủng" vậy?
Theo Bộ Tài chính, dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2022 là 1.413.408 tỷ đồng; quyết toán là 1.820.310 tỷ đồng, tăng 28,8% (406.902 tỷ đồng) so với dự toán, tỷ lệ huy động ngân sách nhà nước đạt 19,1% GDP, riêng thu thuế là phí đạt 15,16% GDP.
Trong số đó, thu nội địa dự toán là 1.178.408 tỷ đồng, quyết toán là 1.447.915 tỷ đồng, tăng 22,9% so với dự toán. Số thu nội địa, có 10/12 khoản thu vượt dự toán, đáng chú ý là số thu từ 3 khu vực kinh tế năm 2022 tăng cao so với dự toán: thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 13,3%, thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,2%, thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng 21,7% so với dự toán.
Tuy nhiên, trong năm 2022, có 2/12 khoản thu nội địa không đạt dự toán, gồm thuế bảo vệ môi trường giảm 27,8% so dự toán do thực hiện chính sách giảm 50% mức thu thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn, nhiên liệu bay; thu hồi vốn, thu cổ tức, lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế, chênh lệch thu chi của Ngân hàng Nhà nước giảm 16,5% so dự toán, do thu hồi vốn ngân sách nhà nước đầu tư tại các tổ chức kinh tế chỉ đạt 3.848 tỷ đồng do tiến độ sắp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp chậm so với kế hoạch.
Bên cạnh đó, dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2022 là 1.855.641 tỷ đồng; quyết toán là 1.750.790 tỷ đồng, giảm 5,7% so với dự toán.
Bộ Tài chính cho biết, trên thực tế, số thu ngân sách nhà nước năm 2022 tăng cao so với dự toán có nhiều nguyên nhân. Theo đó, bên cạnh sự nỗ lực của ngành tài chính, một nguyên nhân quan trọng đó là được sự lãnh đạo của Đảng, giám sát chặt chẽ của Quốc hội, sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương; sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân.
Ngoài ra, việc triển khai chính sách tài khóa chủ động, tích cực, thực hiện đồng bộ, kịp thời các giải pháp quản lý, điều hành thu, chi ngân sách, triệt để tiết kiệm, siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính - ngân sách, góp phần tích cực vào việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Báo tin tức