MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ranh giới đường Vành đai 3 đi qua những quận huyện nào ở TPHCM?

Dự án xây dựng đường Vành đai 3 đi qua địa bàn TPHCM với chiều dài 47,51km, qua 4 địa phương là thành phố Thủ Đức, huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh và ảnh hưởng tới 2.377 hộ dân. Ảnh: Phạm Nguyễn.

Dự án xây dựng đường Vành đai 3 đi qua địa bàn TPHCM với chiều dài 47,51km, qua 4 địa phương là thành phố Thủ Đức, huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh và ảnh hưởng tới 2.377 hộ dân. Ảnh: Phạm Nguyễn.

Chủ tịch UBND TPHCM vừa ký quyết định phê duyệt hồ sơ thiết kế cắm cọc (thiết kế ranh) giải phóng mặt bằng dự án thành phần 1 - đoạn qua TPHCM (bao gồm cầu kênh Thầy Thuốc) thuộc dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TPHCM .

TPO - Chủ tịch UBND TPHCM vừa ký quyết định phê duyệt hồ sơ thiết kế cắm cọc (thiết kế ranh) giải phóng mặt bằng dự án thành phần 1 - đoạn qua TPHCM (bao gồm cầu kênh Thầy Thuốc) thuộc dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TPHCM .

Theo quyết định, dự án có phạm vi giải phóng mặt bằng gồm hai đoạn. Trong đó đoạn 1 (qua địa phận thành phố Thủ Đức) dài 14,73 km từ điểm giáp nút giao cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây đến điểm cuối giáp nút giao Tân Vạn; đoạn 2 dài 32,6km đi qua huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, điểm đầu giáp cầu Bình Gởi, điểm cuối hết phạm vi cầu Thầy Thuốc.

Khởi công tháng 6/2023

Sau khi phê duyệt thiết kế ranh, UBND TPHCM giao chủ đầu tư là Ban Giao thông khẩn trương phối hợp với Sở Tài nguyên Môi trường cùng thành phố Thủ Đức và các huyện có dự án đi qua tổ chức cắm cọc, bàn giao hồ sơ ranh giải phóng mặt bằng.

Đồng thời, phối hợp với Sở Quy hoạch Kiến trúc cùng đơn vị liên quan tiến hành các thủ tục điều chỉnh các đồ án quy hoạch bị ảnh hưởng, làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo. Ngoài ra, chủ đầu tư được giao nhiệm vụ tiếp tục rà soát, chuẩn xác các số liệu tính toán, làm cơ sở lựa chọn phương án thiết kế kết cấu chi tiết đảm bảo an toàn về mặt kỹ thuật, tiết kiệm và hiệu quả về mặt kinh tế.

Việc phê duyệt ranh, cắm cọc là mốc tiến độ quan trọng làm cơ sở thực hiện các công việc tiếp theo như lập đồ án điều chỉnh các quy hoạch, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư... Các dự án thành phần còn lại đi qua địa bàn Đồng Nai, Bình Dương TPHCM và Long An sẽ tiếp tục triển khai theo kế hoạch tổng thể đã được phê duyệt.

Cụ thể, trong năm 2022, mỗi địa phương sẽ lập và duyệt 2 dự án thành phần là dự án xây lắp và bồi thường giải phóng mặt bằng. Trong năm tiếp theo, phấn đấu khởi công chính thức dự án vào tháng 6/2023. Sau đó tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công để đến năm 2025 có thể thông xe trục 4 làn xe của tuyến cao tốc chính.

Bồi thường đến hơn 40 triệu đồng/m2

Đường vành đai 3 TPHCM có tổng chiều dài 76,34 km, gồm đoạn qua TPHCM 47,51 km; Đồng Nai 11,26 km; Bình Dương 10,76 km và Long An 6,81 km. Đường Vành đai 3 có điểm đầu tại điểm giao với cao tốc Bến Lức - Long Thành thuộc địa phận huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai và điểm cuối tại nút giao với cao tốc Bến Lức - Long Thành thuộc địa bàn huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Tổng mức đầu tư của dự án 75.378 tỷ đồng, gồm 50% vốn trung ương và 50% vốn địa phương.

Ông Võ Trung Trực - Phó giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường TPHCM cho biết, về đơn giá bồi thường tạm tính cho dự án Vành đai 3 TPHCM thì đất nông nghiệp trồng cây lâu năm từ 3,8-8,2 triệu đồng/m2, đất nông nghiệp trồng cây hằng năm từ 3,2-6 triệu đồng/m2, đất ở qua khảo sát là từ 18,7 triệu đồng đến hơn 40 triệu đồng/m2 tùy vị trí.

Ranh giới đường Vành đai 3 đi qua những quận huyện nào ở TPHCM? - Ảnh 1.

Đơn giá bồi thường tạm tính cho dự án Vành đai 3 TPHCM thì đất nông nghiệp trồng cây lâu năm từ 3,8-8,2 triệu đồng/m2.

Dự án xây dựng đường Vành đai 3 đi qua địa bàn TPHCM với chiều dài 47,51km, qua 4 địa phương là thành phố Thủ Đức, huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh và ảnh hưởng tới 2.377 hộ dân. Tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự kiến là hơn 25.000 tỷ đồng. Dự kiến, dự án thi công trong 36 tháng và hoàn thành toàn bộ vào năm 2026.

Tính đến nay, người dân ở 4 địa phương có đường Vành đai 3 đi qua đã đồng thuận để chính quyền xác lập hồ sơ trước đạt trên 65%, riêng Hóc Môn đã đạt hơn 95%. Cuối tháng 9 đầu tháng 10/2022, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM sẽ giao ranh cắm mốc tại thực địa cho 4 địa phương để xác định chính xác tọa độ. Tháng 11/2022, báo cáo khả thi dự án cũng sẽ được phê duyệt.

Bắt đầu tháng 12/2022 sẽ có thông báo thu hồi đất. Dự án đường Vành đai 3 thực hiện thông báo thu hồi đất chia thành hai loại là đất nông nghiệp và phi nông nghiệp. Từ khi thông báo đến khi có quyết định thu hồi đất là 90 ngày. Đến tháng 4/2023, TPHCM sẽ chi trả toàn bộ số tiền bồi thường đất nông nghiệp .

Với đất ở, sẽ chi trả tiền bồi thường vào tháng 7/2023 và bố trí tái định cư, thu hồi mặt bằng từ tháng 8, đảm bảo bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư trước tháng 12/2023.

Theo Duy Quang

Tiền Phong

Từ Khóa:
Trở lên trên