Rick kid bỏ tiền tỷ mở quán cafe nhưng lỗ sạch tiền sau 2 năm đành về thừa kế công ty gia đình
Sau khi vỡ mộng khởi nghiệp, cô gái trẻ đành phải về thừa kế công ty của gia đình.
- 12-04-2023Làm ở công ty gia đình lương 1,5 tỷ/năm, tôi vẫn không trụ nổi vài tháng: Áp lực công việc không 'ác mộng' bằng việc phải 'nhìn trên nhìn dưới'
- 20-02-2023Người thừa kế độc nhất của đế chế Walt Disney: ‘Ngậm thìa vàng’ nhưng đứng lên tố cáo công ty gia đình, kêu gọi chính phủ 'hãy đánh thuế chúng tôi ngay lập tức'
- 25-12-2021Rick kid siêu kín tiếng nhà Đặng Lê Nguyên Vũ: 2 thiếu gia hiếm hoi lộ diện, 2 ái nữ xinh đẹp, đang du học và sinh sống ở Mỹ
Trong những năm gần đây, một sự bùng nổ về việc mở cửa hàng cafe - một thức uống phổ biến, đang bao trùm khắp Trung Quốc. Con đường dẫn đến thành công không hề đơn giản. Có không ít quán cafe phải đóng cửa sau một thời gian ngắn vì hoạt động không có lãi, không thể cạnh tranh được với chuỗi thương hiệu lớn.
Khi kinh doanh thua lỗ, chỉ có số ít người vẫn còn đứng vững khi dồn đống tiền của vào mô hình kinh doanh. Tất nhiên, họ chỉ chiếm số ít trong số những nhà đầu tư non trẻ vội vàng lao đầu vào làn sóng mở quán cafe theo trend.
Vỡ mộng khi khởi nghiệp của một rich kid
Rimi Hachiyuan là biệt danh của một cô nàng "phú nhị đại" (con cái của thế hệ siêu giàu Trung Quốc). Gia đình Rimi Hachiyuan là chủ chuỗi thương hiệu thời trang, nhưng cô nàng lại chọn khởi nghiệp ở hướng đi hoàn toàn khác biệt. Đó là mở quán cafe vì yêu thích hương vị của nước uống này, đồng thời Rimi cũng muốn đặt ra thử thách hơn thay vì đi theo con đường của gia đình.
Trước đó, Rimi làm nhân viên pha chế tại quán cafe trong nhiều năm. Có thời gian dài làm quen với hương vị cafe và cách pha chế, đồng thời quan sát cách một mô hình quán cafe hoạt động thì Rimi cho rằng đã đủ "vốn" để bước chân vào thị trường.
Khi Rimi đánh giá trên một số phương diện, mở quán cafe là lựa chọn hợp lý với cô vì nhiều yếu tố khác. Thứ nhất, quán cafe là mô hình kinh doanh có ngưỡng đầu vào về vốn thấp để khởi nghiệp. Thứ hai, một nhân viên của quán có thể mở cửa hàng nhờ kinh nghiệm thực tế quan sát hoạt động của quán, phần còn lại là chuẩn bị chi phí cho mua máy móc, thuê mặt bằng và đào tạo nhân viên.
Viễn cảnh tốt đẹp nhưng thực tế hoàn toàn có thể "bóp nát" ước mơ của bạn. Sau 2 năm rưỡi chật vật duy trì hoạt động mà không sinh lời, Rimi đã phải chính thức đóng cửa quán cafe, quay về nối nghiệp gia đình.
Điều gì đã dẫn đến sự thất bại này?
Quán cafe của Rimi được mở tại thành phố Thành Đô. Nhóm khách hàng mục tiêu mà Rimi hướng đến là nhân viên văn phòng "cổ cồn trắng" có thói quen uống cafe và thích hương vị cafe thượng hạng.
Tuy nhiên, cô không ngờ nhóm khách hàng này đã bị thu hút "độc quyền" bởi các chuỗi thương hiệu cafe như Luckin và Cudi. Đối với nhân viên văn phòng, cafe chỉ là một công cụ giải khát, còn kết cấu và hương vị không quá quan trọng so với giá thành.
Thậm chí, nhiều người còn trực tiếp dùng thẻ cafe tại Luckin do công ty phát hành để đặt hàng trên tàu điện ngầm và mang đi trước khi vào công ty. Nói cách khác, các quán cafe nhỏ lẻ muốn cạnh tranh với thương hiệu lớn thì cần tìm được khoảng trống, nơi họ tạo được ưu thế được về mức giá.
Để bán được cafe, cửa hàng của Rimi từng áp dụng đặt giá ngang bằng với các thương hiệu giá rẻ như Luckin cho một số sản phẩm cụ thể. Tuy nhiên, dù các cốc nước giá rẻ tại quán Rimi tăng lên thì cũng không bù đắp được chi phí vận hành. Chiến lược giá rẻ của quán Rimi đã thất bại do không cân đối được dòng tiền trong thu chi của quán.
Sau đó, Rimi đã mở thêm dịch vụ giao nước của quán mình trên sàn thương mại điện tử, để phần nào giảm đi chi phí vận hành. Tuy nhiên, kế hoạch này cũng không thành công bởi nhiều sàn áp dụng chính sách phí hoa hồng cao.
Dẫu làm ăn không có tỷ lệ sinh lời cao, song quán cafe của Rimi vẫn theo đuổi nguyên tắc duy trì chất lượng. Ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, cửa hàng của cô vẫn không thỏa hiệp "giảm chất lượng nước uống để giảm chi phí". Cô vẫn sử dụng những hạt cafe, sữa và xi-rô tốt nhất. Dưới sức ép kép của dịch bệnh và cuộc chiến giá cả, quán cà phê của Rimi đã chính thức thua lỗ, dẫu cô chủ đã bỏ số tiền lớn vào cửa hàng.
Rimi tâm sự thêm, lý do cô quyết định kết thúc kinh doanh không phải vì thua lỗ mà là những thách thức tinh thần khi khởi nghiệp.
Rimi tâm sự: "Khi có 3-4 khách hàng đang trò chuyện trong quán, không khí lúc đó rất tốt và tôi thích trạng thái này. Nhưng một khi quán vắng khách, tôi sẽ rơi vào tình trạng bối rối vô tận. Tôi bắt đầu chán nản và nghi ngờ bản thân".
Cuối cùng, Rimi còn cảm thấy "đời này nhìn thoáng qua thì đâu đâu cũng cảm thấy ngột ngạt". Trong trạng thái tinh thần thiếu ổn định, Rimi đã đánh mất đi niềm đam mê mãnh liệt từ thuở ban đầu với cafe.
Tỉnh táo trước khi ôm mộng thoát kiếp dân văn phòng bằng cách tự làm chủ
Từ trải nghiệm của một người nhiều năm dấn thân vào lĩnh vực F&B, Rimi nhận định, có nhiều người trẻ muốn mở quán cafe đều làm ở ngành lương cao như Tài chính và IT.
Ban đầu, họ "đầu tắt mặt tối" với công việc và có một số tiền tiết kiệm. Thế nhưng sau đó họ trở nên chán ghét, muốn chống lại cuộc sống dân văn phòng với chuỗi ngày phải OT kéo dài. Họ ở trong căn phòng kín và mơ mộng một ngày được thoát khỏi cuộc sống "cổ cồn trắng" bằng cách mở quán cafe.
Nhưng ước mơ không thể giúp bạn đạt thành công nếu không có kế hoạch kinh doanh cụ thể. Rimi bày tỏ: "Tôi không thể nói rằng mình có thể thuyết phục mọi người đừng vội bỏ việc, nhưng nhiều người vẫn lầm tưởng mở quán cafe quán dễ dàng. Là một người từng bước vào thị trường, tôi không khuyên bạn có nên mở quán hay không.
Tuy nhiên, bạn có thể đọc câu chuyện của tôi và suy xét kỹ lưỡng. Nếu không muốn thất bại, hãy cố gắng kinh doanh có kế hoạch và tầm nhìn, cũng như cố gắng hết sức".
Nguồn: Toutiao
Nhịp sống kinh tế