Ròng rã mua ròng suốt 3 tháng qua, khối tài sản gần 40 tỷ USD của khối ngoại tại HoSE đang phân bổ vào những doanh nghiệp nào?
Vinhomes (VHM), Sacombank (STB), Khang Điền (KDH), SSI, Hòa Phát (HPG)… là những cái tên đang "giữ" nhiều tiền của NĐT nước ngoài nhất.
- 11-12-2022Tập đoàn Yeah1 (YEG) xin không chào bán cổ phiếu riêng lẻ
- 11-12-2022Vua hàng hiệu Bernard Arnault lấy mất vị trí giàu nhất thế giới của Elon Musk: Người giàu vẫn tích cực tiêu tiền bất chấp suy thoái kinh tế, đế chế xa xỉ LVMH làm ăn ra sao?
- 11-12-2022Bầu Đức đưa cổ đông đi thực địa dự án Campuchia: Giá heo đang cao hơn 40% tại Việt Nam, đã có 1 cụm chuồng khoảng 60.000 heo thịt
Trong gần 3 tháng qua, khối ngoại đã trở thành lực lượng dẫn dắt cho chỉ số VN-Index đi lên từ đáy khi liên tục mua ròng. Tính từ 31/10 – 8/12, khối này đã mua ròng và tăng tỷ lệ sở hữu tại gần 200 doanh nghiệp trên sàn chứng khoán. Tại ngày 8/12, tổng giá trị tài sản tính theo tỷ lệ sở hữu tại các doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 38 tỷ USD. Thêm phần của các quỹ ETF, khối ngoại nắm gần 40 tỷ USD.
Tài sản của khối ngoại đang nằm nhiều nhất tại Vinamilk (VNM) với 94,8 nghìn tỷ đồng, tỷ lệ sở hữu 56%. Vietcombank (VCB) đứng thứ 2 với 86,1 nghìn tỷ đồng (24%) và Sabeco (SAB) đứng thứ 3 với 71,5 nghìn tỷ đồng.
Đồng thời với việc tăng tỷ lệ sở hữu thì giá trị của lượng cổ phiếu mà khối ngoại mua thêm trong 2 tháng qua đã đạt hơn 20.000 tỷ đồng.
Trong đó, tiền của các NĐT nước ngoài đang tập trung tại những doanh nghiệp vốn hóa lớn như Vinhomes (VHM), Sacombank (STB), Khang Điền (KDH), SSI, Hòa Phát (HPG)…
Đứng đầu danh sách "giữ tiền" của nhà đầu tư nước ngoài là VinHomes (VHM) với giá trị vốn hóa tăng thêm là 2.800 tỷ đồng, theo đó tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại đây tăng từ 22,9% (vào ngày 31/10) lên 24,1% (vào ngày 8/12).
Trong khoảng thời gian này, VinHomes có một số hoạt động đáng chú ý. Công ty đã nhận chuyển nhượng 99% cổ phần của CTCP Muối Cam Ranh - chủ đầu tư dự án Nhà ở xã hội 87,64ha tại phường Cam Nghĩa, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.
Trước đó, ông Phạm Nhật Vượng, bà Phạm Thu Hương và CTCP Tập đoàn đầu tư Việt Nam (do ông Vượng nắm quyền chi phối) đã góp vốn thành lập CTCP Quản lý và Đầu tư Bất động sản VMI có vốn điều lệ 18.000 tỷ đồng. VMI sẽ đầu tư một số lượng nhất định các bất động sản sẵn có hoặc hình thành trong tương lai của Vinhomes, sau đó giá trị bất động sản đươc chia thành nhiều phần và các khách hàng của VMI có thể tham gia đầu tư từng phần thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Đứng thứ 2, Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín (Sacombank, mã STB) đang "giữ" 2.230 tỷ đồng của NĐT nước ngoài. Tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài tăng từ 20,4% lên 25,9%, tiếp tục tăng mạnh so với con số 17,7% ở thời điểm cuối năm 2021.
NĐT nước ngoài lộ diện trong các giao dịch của STB là nhóm quỹ của Dragon Capital khi vào ngày 5/12 đã mua ròng 5,11 triệu cổ phiếu, nâng lượng khối lượng sở hữu lên hơn 99 triệu đơn vị, tương đương 5,3% vốn điều lệ và trở lại thành cổ đông lớn duy nhất của ngân hàng này.
Thực tế đây là số cổ phiếu được “mua lại” sau khi Dragon Capital đã bán ra 2,3 triệu đơn vị vào ngày 28/10 trước đó.
Các doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài tăng mạnh nhất trong khoảng thời gian này là Khang Điền (KDH), Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (KSB), SSI, Sacombank, Nam Long (NLG), Bệnh viện quốc tế Thái Nguyên (TNH), Bảo hiểm Quân đội (MIG), VNDirect (VND)…
Tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài tại Khang Điền nâng tăng từ 28,4% lên 37,4% (tức tăng 9,1%), tương ứng giá trị vốn hóa tăng thêm là 1.970 tỷ đồng. Dragon Capital tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong các giao dịch của khối ngoại tại Khang Điền khi vào ngày 11/11 đã mua thêm 19 triệu cổ phiếu KDH, nắm 7,64% vốn cổ phần và trở lại làm cổ đông lớn từ ngày 15/11.
Tương tự động thái tại STB, Dragon Capital đã bán ra KDH, không còn là cổ đông lớn vào ngày 25/10 rồi mới mua lại như trên.
Một quỹ ngoại khác là VOF Investment Limited thuộc VinaCapital quản lý cũng đã mua vào 10 triệu cổ phiếu KDH để nâng sở hữu từ 0% lên 1,41% vốn điều lệ. Giao dịch được thực hiện theo phương thức thỏa thuận từ ngày 31/10 đến 8/11/2022.
Đối với Hòa Phát , bất chấp việc Dragon Capital liên tục bán ra thì NĐT nước ngoài đã nâng tỷ lệ sở hữu tại “vua thép” từ 19,9% lên 21,3%. Mặc dù vậy, tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài tại Hòa Phát đã giảm mạnh từ 33,7% tại cuối năm 2020 xuống 23,7% vào cuối năm 2021 và giảm xuống dưới 20% vào cuối tháng 10 như trên.
Tại Bệnh viện quốc tế Thái Nguyên , NĐT Luxembourg là Access S.A., Sicav-Sif-Asia Top Picks đã mua thêm 40.000 cổ phiếu vào ngày 28/10, nâng tỷ lệ sở hữu lên 5,01% và trở thành cổ đông lớn. Bệnh viện này mới trúng đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn cũ với diện tích hơn 10.000 m2, giá trị sử dụng 50 năm với giá 54 tỷ đồng.
Nhịp sống thị trường