Rót 11 tỷ USD, công nghệ mới này có gì khiến Samsung không tiếc tiền?
Samsung Display Co. có kế hoạch chi 13,1 nghìn tỷ won (11 tỷ USD) để phát triển và xây dựng loại màn hình thế hệ tiếp theo.
- 08-10-2019Huawei bị cấm vận, doanh số smartphone của Samsung tăng mạnh
- 07-10-2019Chuyện gì xảy ra với những công nhân tại nhà máy smartphone cuối cùng của Samsung ở Trung Quốc?
- 03-10-2019Cơn ác mộng của Trung Quốc chính thức bắt đầu: Samsung đóng cửa nhà máy cuối cùng, rút lui hoàn toàn khỏi đây!
- 29-09-2019Bên trong căn cứ bí mật quyết định tương lai sống còn của Samsung: Tập trung 35.000 nhân viên làm việc, tiêu tốn 22 tỷ USD trong vòng 3 năm
- 26-09-2019Bài học để đời: Apple Store có gì "thần thánh" mà hãng nào cũng học hỏi kể cả Microsoft, Samsung, Xiaomi lẫn... Bphone?
Trong buổi thông báo chính thức có sự tham gia của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Phó chủ tịch điều hành Samsung Jay Y. Lee, Samsusng cho biết khoản đầu tư này được xem như một động thái nhằm tái cấu trúc ngành công nghiệp màn hình của đất nước cũng như duy trì vị thế thống trị cho Samsung nói riêng và Hàn Quốc nói chung.
Bên cạnh cam kết chi 11 tỷ USD của Samsung, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng nhấn mạnh chính phủ sẽ chi 400 tỷ won (khoảng 336 triệu USD) vào thế hệ màn hình tiếp theo nhằm thúc đẩy mục tiêu mà Samsung đề ra.
Theo kế hoạch, Samsung sẽ xây dựng một dây chuyền sản xuất màn hình chấm lượng tử (quantum-dot) ở Asan và đưa nó vào hoạt động chính thức năm 2021 với công suất 30.000 tấm kích thước lớn hơn 65 inch mỗi tháng. Sản xuất tiếp tục mở rộng vào đến năm 2025, nó sẽ tạo ra khoảng 81.000 việc làm.
Quyết định đầu tư mới của Samsung được đưa ra trong bối cảnh hãng này và đối thủ đồng hương LG Display Co. đang phải vật lộn với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nhà cung cấp màn hình Trung Quốc. Trong những năm gần đây, công nghệ sản xuất màn hình của Trung Quốc ngày có nhiều đột phá và họ sẽ tiếp cận công nghệ màn hình thế hệ tiếp theo.
Nhằm bù đắp lại thị phần đã mất vào tay các nhà sản xuất màn hình Trung Quốc, Samsung tham vọng màn hình chấm lượng tử mới mà họ tạo ra sẽ sớm gia tăng khoảng cách với đối thủ.
Jay Y. Lee, người thừa kế tập đoàn Samsung và là lãnh đạo thực tế của gã khổng lồ này, nhấn mạnh những cam kết của mình cho ngành công nghiệp màn hình Hàn Quốc để từ đó đưa đất nước trở thành nhà lãnh đạo công nghệ toàn cầu.
Tuy nhiên, nhiều người gọi quyết định của ông Lee là táo bạo bởi đặt cược vào một môi trường kinh doanh đang có dấu hiệu xấu đi, mối quan hệ không chắc chắn giữa Nhật Bản và Hàn Quốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp hóa chất và linh kiện cần thiết để sản xuất màn hình tiên tiến. Tuần nay, Samsung báo cáo mức lợi nhuận quý giảm hơn 50%, cao hơn một chút so với dự đoán.
Hiện tại, Samsung đang là nhà sản xuất màn hinh OLED có lợi nhuận cao nhất thế giới. Tuy nhiên, công ty này gặp khó vào năm ngoái khi doanh số từ Apple sụt giảm. Hiện tại, hoạt động kinh doanh của Samsung đang phụ thuộc nhiều vào mẫu iPhone 11 Pro của Apple cũng như nhu cầu mua sắm của người dân trên khắp thế giới với loại sản phẩm này. Sự lạc quan của các nhà phân tích có thể là tín hiệu tốt với Samsung.
Bỏ qua màn hình, sự bất ổn trong cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, nơi Samsung kiếm được khoản doanh thu lớn, cũng đã dẫn đến sự suy thoái nghiêm trọng trong ngành công nghiệp chip vào thời điểm nhu cầu điện thoại và tốc độ xây dựng trung tâm dữ liệu giảm xuống.