Rủi ro gia tăng, động lực nào duy trì đà tăng trưởng cho kinh tế Việt Nam?
Trong 10 tháng đầu năm 2022, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, lạm phát được kiểm soát. Tuy vậy, các động lực đã và đang có dấu hiệu suy giảm do tác động tiêu cực của kinh tế thế giới.
- 02-11-2022Điều chỉnh tỷ lệ tạm nộp thuế thu nhập: Động lực mới cho doanh nghiệp từ Nghị định 91
- 02-11-2022Cận cảnh những khu vực được đề xuất làm hầm chui qua đường Vành đai 3 Hà Nội
- 02-11-2022PMI Việt Nam tháng 10/2022 đạt 50,6 điểm
-
8 tháng qua điều hành chính sách tiền tệ đang đi đúng hướng. Tôi đánh giá cao điều hành chính tiền tệ của NHNN.
-
Trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng nhanh, giá nguyên vật liệu trên thế giới tăng cao, dẫn đến chi phí kinh doanh tăng theo, nhu cầu vay vốn của DN tăng mạnh là tất yếu.
Vậy động lực nào sẽ duy trì đà tăng tưởng kinh tế trong những tháng cuối năm 2022 và năm 2023?
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 10 tháng đầu năm nền kinh tế Việt Nam tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, lạm phát được kiểm soát.
Đáng chú ý, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thực hiện tiếp tục tích cực, tính chung 10 tháng đạt 17,45 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10 ước tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước; tính chung 10 tháng đạt gần 616,24 tỷ USD, tăng 14,1%, tính chung 10 tháng xuất siêu 9,4 tỷ USD.
Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tháng 10/2022 tăng 58,3% so với cùng kỳ năm trước; tính chung 10 tháng số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường đạt gần 178,5 nghìn doanh nghiệp, tăng 38,3% so với cùng kỳ năm 2021, gấp 1,3 lần doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
TỪNG BƯỚC PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN
Đánh giá về kết quả này, đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (TP. HCM) cho rằng, bước vào năm 2022 tình hình kinh tế thế giới có nhiều bất lợi, đặc biệt là xung đột Ukraina - Nga kéo dài đã dẫn đến tình hình khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng toàn cầu và gây ra lạm phát toàn cầu.
Tuy nhiên, với sự nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và của người dân, nền kinh tế Việt Nam từng bước phục hồi và phát triển mạnh mẽ.
Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (TP. HCM)
"Năm 2021, do tác động của dịch COVID-19, các chỉ số kinh tế Việt Nam ở mức thấp, nên năm 2022 tăng trưởng ở mức cao. Nhưng, trong tình hình kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, kinh tế Việt Nam tăng trưởng được là sự nỗ lực rất đáng trân quý", ông Ngân nhấn mạnh.
Đặc biệt, dù trên thế giới, lạm phát đã vượt đỉnh 30-40 năm qua, ở Mỹ đã vượt con số 9,1% hay Châu Âu 10% nhưng ở Việt Nam chỉ ở mức 2,8-2,9%.
"Khi giá xăng dầu lên cao, chúng ta hỗ trợ cắt giảm ngay thuế liên quan đến xăng dầu, từ đó hạn chế đến tác động domino đến mặt hàng khác. Ngoài ra, chúng ta đã thực hiện phối hợp các chính sách tiền tệ và tài khóa nhịp nhàng. Nhờ đó, đã kiểm soát lạm phát được dưới mục tiêu đề ra", đại biểu Trần Hoàng Ngân lý giải.
Nhìn nhận về sự phục hồi của kinh tế Việt Nam, ông Nguyễn Minh Cường – Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam cho rằng, nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, ổn định chính trị cũng như thành công trong việc khống chế dịch bệnh đã tạo nền tảng phát triển cho nền kinh tế Việt Nam.
"Sự phục hồi này tương đối đồng đều ở tất cả các động lực tăng trưởng, từ công nghiệp, nông nghiệp đến dịch vụ và xuất khẩu đều tăng trưởng mạnh mẽ. Niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài cũng như trong nước và của người dân vào sự phục hồi rất mạnh đã tạo chỗ dựa cho nền kinh tế", chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) khẳng định.
Ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam
RỦI RO NGÀY CÀNG TĂNG?
Dù tăng trưởng thường có xu hướng cao hơn, song ông Nguyễn Minh Cường cho biết, ADB vẫn giữ mức dự báo tăng trưởng của kinh tế của Việt Nam ở mức tăng 6,5% so với trước đó, do có những rủi ro ngày càng tăng trên phương diện toàn cầu và có thể ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam.
"Cũng còn quá sớm để khẳng định sẽ có một đợt suy thoái nghiêm trọng và kéo dài trong thời gian tới, tuy nhiên có những dấu hiệu cho thấy tình trạng đơn đặt hàng cho tương lai đã có xu hướng chậm lại ở một số khu vực", ông Cường lưu ý.
Đồng tình với quan điểm này, TS. Nguyễn Đình Cung – Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, thời điểm hiện tại, xu hướng kinh tế thế giới đang xấu đi, kinh tế Việt Nam cũng không thể khác được.
TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Phân tích cụ thể, theo TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng, dù vốn FDI đăng ký cấp mới có dấu hiệu phục hồi trong tháng 10, nhưng tính chung 10 tháng vẫn giảm 23,7% so với cùng kỳ. Dự báo cả năm mặc dù đạt tương đương năm 2021, nhưng còn khoảng cách so với năm trước dịch 2019.
"Vốn đăng ký cấp mới và giải ngân FDI có mối liên quan tích cực với nhau, nếu đăng ký mới tăng lên sau này tỷ lệ giải ngân có thể tăng tăng. Nhưng nếu đăng ký giảm thì sau này tỷ lệ giải ngân vốn chắc chắn giảm. Như vậy, xu hướng giải ngân vốn FDI có thể tiếp tục giảm thời gian tới", ông Cung quan ngại.
Nhìn về xuất khẩu, ông Cung cho rằng, dù vẫn đang tăng 15,9%, song mức tăng này đang thấp dần. Nguyên nhân là suy thoái tại Mỹ, EU, Trung Quốc và nhiều nước phát triển là đối tác quan trọng ngày càng trở nên rõ ràng hơn.
"Một số ngành hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giầy, đồ gỗ, thủy sản… xuất hiện tình trạng thiếu đơn hàng và sụt giảm doanh thu", ông Cung nêu rõ.
Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp một lực lượng xung kích trong phát triển kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như thị trường đầu ra khó khăn, tỷ giá và lãi suất tăng liên tục và cuối cùng đẩy vào chi phí doanh nghiệp.
Khi giá đầu vào tăng, giá đầu ra tăng thì doanh nghiệp mới duy trì được lợi nhuận, nhưng trên thực tế các doanh nghiệp không thể tăng được giá khiến nhuận giảm đi. Rất nhiều doanh nghiệp đang phải gồng lỗ.
"Số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động là 170 nghìn nhưng con số rút khỏi là 120 nghìn. Như vậy, 100 doanh nghiệp xuất hiện trên thị trường thì 70 doanh nghiệp rút khỏi thị trường. Một tỷ lệ rất cao đến 70%. Trước đây tỷ lệ này chỉ ở 15-20%, thời kỳ khủng hoảng năm 2009 và năm 2014, tỷ lệ này ở mức 60%. Điều này thể hiện, doanh nghiệp đang vô cùng khó khăn trong hoạt động kinh doanh", TS. Nguyễn Đình Cung phân tích.
BÙ ĐẮP CÁC ĐỘNG LỰC BỊ THIẾU HỤT?
Đánh giá về các chương trình hỗ trợ, đặc biệt là sau gần 9 tháng triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp, thì mới giải ngân được 13 tỷ đồng trong số 40.000 tỷ đồng (tức là là mới giải ngân được 0,04%), theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, có nhiều nguyên nhân, trong đó có các tiêu chí không thể đáp ứng được.
"Ngay cả với nguồn vốn không có hỗ trợ đã khó huống hồ đến gói hỗ trợ lãi suất. Cách tốt nhất lên chuyển nguồn vốn này sang gói hỗ trợ miễn giảm thuế phí, vừa giúp nhiều doanh nghiệp được tiếp cận được, vừa giúp cho việc triển khai dễ dàng", ông Ngân đề xuất.
Cũng theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, trong kỳ họp này, Quốc hội chưa biểu quyết vấn đề giảm thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng đối với xăng dầu, mà Quốc hội ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) quyết định, để làm sao trong tình hình giá xăng đầu có nhiều biến động thì UBTVQH có thể ra quyết định ngay, góp phần giảm chi phí cho doanh nghiệp và kiềm chế được lạm phát.
Về động lực kinh tế của Việt Nam thời gian tới, ông Nguyễn Minh Cường cho rằng, trong bối cảnh tất cả động lực chính như sản xuất công nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu… phụ thuộc nhiều vào kinh tế giới, thì đầu tư công và chi tiêu Chính phủ sẽ đóng vai trò bệ đỡ để duy trì tốc độ tăng trưởng và bù đắp lại động lực bị thiếu hụt.
"Những động lực truyền thống có thể bị tác động nhiều do kinh tế thế giới đang trên đà suy giảm, cho nên đầu tư công là rất quan trọng. Vì vậy, ngay từ cuối năm 2022, công tác giải ngân vốn đầu tư công cần chuẩn bị chuẩn bị mặt bằng, chuẩn bị nhân lực và thực hiện vào cuối năm 2022 và năm 2023. Hy vọng lúc đó, đầu tư công sẽ là động lực của kinh tế Việt Nam", ông Cường kỳ vọng.
BizLive