MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Rủi ro từ các trang cho vay ngang hàng

20-07-2018 - 09:35 AM | Tài chính - ngân hàng

Nhiều cảnh báo đối với hình thức cho vay ngang hàng - Peer to Peer (P2P) tại Việt Nam khi bỗng nhiên ngành công nghiệp P2P lớn nhất thế giới là Trung Quốc có hàng ngàn người ồ ạt rút tiền từ các trang cho vay ngang hàng.

TS. Nguyễn Trí Hiếu
TS. Nguyễn Trí Hiếu
Chuyên gia tài chính
306 bài viết
  • Việc can thiệp tỉ giá bằng cách bán ngoại tệ ra thị trường cần cẩn trọng, vì đây là con dao 2 lưỡi trong bối cảnh dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đang ở xung quanh 3 tháng nhập khẩu - ngưỡng an toàn

Sàn giao dịch cho vay ngang hàng (Peer to Peer – P2P) là cơ chế cho vay trực tiếp và tín chấp, giúp người đi vay uy tín mượn tiền từ nhà đầu tư mà không cần qua trung gian.

Rủi ro từ các trang cho vay ngang hàng - Ảnh 1.

Sơ đồ hoạt động cho vay ngang hàng.

Đây là phương thức kết nối người có vốn và người cần vốn thông qua nền tảng trực tuyến mới cùng với hệ thống công nghệ tiên tiến.

Tại Việt Nam hiện nay, mô hình cho vay P2P vẫn chưa được cấp phép nên các công ty hoạt động trong lĩnh vực này thường đăng ký là công ty tư vấn đầu tư.

Cũng như Uber hay Grab, mô hình cho vay P2P là một sáng tạo của nền kinh tế số. Đây là một kênh tiếp cận vốn mới, giúp nhiều người có thêm cơ hội vay vốn.

Vài tháng qua, thông tin từ Bloomberg cho biết, nhiều người đã đến văn phòng của các nền tảng cho vay ngang hàng ở Trung Quốc để đòi hoàn tiền, do lo ngại trước các bản tin về khả năng vỡ nợ, phong tỏa tài khoản hay đột ngột sập tiệm của các công ty này.

Rủi ro từ các trang cho vay ngang hàng - Ảnh 2.
Còn đối với Việt Nam, cho vay ngang hàng đang là một mô hình kinh doanh nhiều tiềm năng, tuy nhiên, trước tình trạng người dân Trung Quốc ồ ạt rút tiền từ các trang cho vay ngang hàng, chuyên gia tài chính TS. Nguyễn Trí Hiếu lo ngại: "Luật pháp Việt Nam chưa có quy định về hình thức cho vay này và cũng không có một hành lang pháp lý điều chỉnh nên hoạt động cho vay ngang hàng vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro cho những người tham gia".


Ông Hiếu nói, rủi ro lớn nhất là mất tiền. Nhà đầu tư cần phải nhận thức rõ đây không phải là kênh “gửi tiền”, mà là kênh đầu tư. Đã đầu tư là phải chịu rủi ro, trong đó rủi ro lớn nhất là mất tiền.

Chưa kể, bên cạnh những công ty cho vay ngang hàng hoạt động đúng mô hình kinh tế sẽ có một số công ty lợi dụng mô hình này để hoạt động tín dụng đen trá hình hoặc lừa đảo.

"Còn đối với người đi vay, họ có thể vay với mức lãi suất cao. Nếu những người này không có khả năng trả nợ họ có thể bị người cho vay dùng những biện pháp qua công ty môi giới để thu hồi nợ một cách không chính thống, mang tính ép buộc hay đe doạ..." - TS. Nguyễn Trí Hiếu giải thích.

Theo Đỗ Phương

Lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên