MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Hoảng loạn, hỗn loạn và cuồng loạn" - Gần 400 năm lịch sử các cuộc khủng hoảng tài chính

20-08-2011 - 11:32 AM |

Một bức tranh tổng thể về sự hỗn loạn tài chính, ngân hàng với nhiều cơn điên cuồng, hoảng loạn và sụp đổ có thể khiến dịch bệnh lan tràn, nhưng ai đọc cuốn sách này ít nhất cũng đã được “tiêm chủng” một lần.

Thông tin:

Tên sách: Hoảng Loạn, Hỗn Loạn Và Cuồng Loạn (Manias, Panics And Crashes)

Tác giả: Charles P.Kindleberger - Robert Z.Aliber. - Dịch giả: Thu Loan. Quốc Anh.

Nhà xuất bản: Nxb Tri Thức

Ngày xuất bản: 09 - 2009

Số trang: 492

Giá bìa: 94.000 VNĐ

Giới thiệu nội dung:

Thêm nhiều cơn điên cuồng, hoảng loạn và sụp đổ có thể khiến dịch bệnh lan tràn, nhưng những ai đã đọc cuốn sách này ít nhất cũng đã được “tiêm chủng” một lần.

Charles P. Kindleberger (hay còn gọi là CPK) là một người đầy thú vị: sâu sắc, nhiệt tình, ham hiểu biết về mọi thứ, đầy cá tính và trên hết, rất vui vẻ, sôi nổi. Những phẩm chất này được thể hiện xuyên suốt Hoảng loạn, Hỗn loạn và Cuồng loạn.

CPK bắt đầu viết cuốn sách này với tinh thần của lối văn phong lịch sử tự nhiên, phần nào giống với Darwin trong giai đoạn lênh đênh trên con tàu thám hiểm Beagle - thu thập, phân tích và phân loại các mẫu vật kỳ lạ.

Tuy nhiên, các cơn điên loạn, hoảng loạn và sụp đổ có lợi thế hơn so với các loài gặm nhấm, chim chóc và bọ cánh cứng vốn được người đương thời miêu tả theo lối hoa mỹ, đôi lúc rất sâu sắc, đôi lúc lại khoa trương.

Chỉ khác ở chỗ, là một nhà sử học nghiên cứu kinh tế, phong cách của CPK là ham săn tìm những điều lý thú để học hỏi chứ không theo đuổi một lịch trình có hệ thống.

Tất nhiên, CPK là một nhà kinh tế học đã qua đào tạo và trải nghiệm thực tế, ông đã sớm tìm ra các mô hình và quy luật kinh tế, mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả.

Đặc biệt, ông đã nhận ra những điều bất hợp lý diễn ra thường xuyên gây ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới các sự kiện và khiến mọi người có cái nhìn lệch lạc về bản chất sự kiện.

Tự thân những điều này có lẽ đơn thuần chỉ là loại thông tin giải trí. Nhưng CPK đã tạo nên những điều thú vị khi nghiên cứu sự tương tác giữa hành vi và các thể chế. Diễn biến của các cơn điên loạn, hoảng loạn và sụp đổ lẫn quy mô hoạt động của chúng phần lớn phụ thuộc vào các thể chế liên quan đến tiền tệ và thị trường vốn tại từng thời điểm.

Có thể ban đầu CPK chưa thể hiểu rõ các cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra khắc nghiệt đến mức nào. Tuy nhiên, trong hơn ¼ thế kỷ vừa qua, cuốn sách đã liên tục được tái bản cập nhật, và trong ấn phẩm mới nhất này CPK đã khắc họa một bức tranh tổng thể về sự hỗn loạn trong các hệ thống ngân hàng quốc gia, sự biến động về tỷ giá và các bong bóng giá tài sản.

Hiện trạng lịch sử đó không đơn thuần bắt nguồn từ sự phi lý của con người. Của cải gia tăng, hệ thống truyền thông nhanh hơn và rẻ hơn, sự thay đổi của các hệ thống tài chính quốc tế và quốc gia - tất cả đều đóng vai trò quan trọng và không thể phủ nhận, đã được đồng tác giả Robert Aliber bổ sung trong Chương 13.

Nỗ lực nghiên cứu lịch sử kinh tế của CPK đã giúp ông tìm thấy chủ đề phù hợp với phong cách của bản thân.

Hình dáng của một “kiến trúc tài chính mới” và khả năng có thể trở thành người cho vay cuối cùng - trong nước và/hay quốc tế - cùng với việc thực thi các đường lối chỉ đạo cũng là những điều mà CPK trăn trở.

Những người tham gia quá trình cải cách (hay ít nhất là thay đổi) hệ thống sẽ làm tốt hơn nếu có dịp suy nghĩ về những bài học được đúc kết trong cuốn sách này.

Một trong những bài học mang tính tổng quát, và phù hợp để áp dụng nhất là sự phi lý có thể chế ngự những tính toán tỉnh táo của con người.

CPK là một người theo chủ nghĩa hoài nghi, hoàn toàn trái ngược với những nhà lý luận cố chấp. Ông nghi ngờ các hệ thống trí tuệ cứng nhắc, cho dù những người đề xướng chúng là thương nhân tự do hay nhà hoạt động xã hội.

Có lẽ, nền kinh tế quốc tế sẽ trở thành một nơi an toàn hơn nếu thái độ hoài nghi của CPK được phổ biến hơn trong giới quyền lực. Đặc biệt, tôi đang suy nghĩ về những tranh cãi hiện nay được gọi là “Đồng thuận Washington” cũng như những phản đối lẫn ủng hộ về cả chính sách tỷ giá thả nổi lẫn thị trường vốn tự do.

Một vấn đề mà cuốn sách chưa đề cập đến là: Xã hội thu được lợi ích gì từ dòng vốn tự do được thể hiện với các hình thức khác nhau, và những lợi ích tương tự từ hoạt động thương mại?

CPK, chuyên gia kinh tế trong lĩnh vực thương mại quốc tế, tài chính quốc tế và phát triển kinh tế, cũng dễ bị ảnh hưởng bởi nhu cầu về sự cân bằng thực tế giữa rủi ro và lợi ích.

Theo tôi, về cơ bản Aliber quán triệt hướng tiếp cận trên của Kindleberger, song ông có bổ sung thêm một chút chỉ dẫn cho hướng đi đôi lúc hơi “bất kham” của CPK thông qua các khuôn mẫu riêng. Thêm nhiều cơn điên cuồng, hoảng loạn và sụp đổ có thể khiến dịch bệnh lan tràn, nhưng những ai đã đọc cuốn sách này ít nhất cũng đã được “tiêm chủng” một lần.

Theo Alphabooks, sachhay.com

kyanh

Trở lên trên