Sai lầm nơi công sở: Những chuyện tưởng nhỏ nhưng sẽ khiến bạn gặp nhiều trở ngại
Bạn vừa trúng tuyển và bắt đầu công việc. Trước khi "ngụp lặn" trong môi trường mới, bạn cần biết những điều cần tránh chốn công sở để không phải chịu cảnh xấu hổ hay thậm chí lâm vào "bế tắc" trong công việc.
- 07-03-2017Hãy nhớ đến 20 câu nói này khi bực tức để không bị “giận quá mất khôn”
- 07-03-2017Ai cũng có lúc cảm thấy chán ghét, bế tắc trong công việc và đây là cách người thành công giải quyết vấn đề này
- 07-03-2017Sở hữu những đặc điểm này, bạn đã được định sẵn là người thành công
- 06-03-2017“Thời đại học tôi từng nợ nần chồng chất nhưng đó là động lực để tôi phấn đấu trở thành triệu phú"
- 06-03-2017Đây là cách người giàu tối ưu thời gian để đạt hiệu quả, năng suất cao nhất và kiếm ra hàng tỷ USD
1. Ngại giao tiếp
Cho dù là bất kì vấn đề gì: tăng lương, giảm giờ làm hay chỉ là đưa ý kiến về một việc gì đó, bạn cần lên tiếng trong văn phòng. Càng tự tin bạn càng có nhiều bạn. Hãy thể hiện ý kiến của bạn, miễn là theo cách chuyên nghiệp và tôn trọng, đồng nghiệp sẽ ấn tượng bởi sự quyết đoán và tự tin của bạn. Bạn nên khẳng định bản thân bằng năng lực, đừng để tuổi tác hay kinh nghiệm làm việc quyết định thái độ của người khác với bạn.
2. Nhậu quá đà tại những bữa tiệc văn phòng
Bất kể văn phòng của bạn thân thiện và thoải mái thế nào, đừng cư xử như bạn đang trong kì nghỉ hay ở các bữa tiệc với bạn bè. Những bữa tiệc nơi công sở là dịp để mọi người thoải mái và tìm hiểu nhau nhiều hơn. Ngoài công việc, nhưng bạn nên đảm bảo sự tỉnh táo của bản thân. Mọi chuyện sẽ thực sự tệ nếu bạn thức dậy vào buổi sáng sau bữa tiệc với đồng nghiệp và hối hận vì những hành động, lời nói đã trót làm.
3. Lười nhác
Có thể bạn nghĩ rằng không ai quan tâm đến những gì bạn đang làm ở nơi làm việc. Nhưng thực tế, nhiều người để ý bạn hơn đấy. Bạn đến công ty để làm việc, vì vậy hãy hạn chế thời gian sử dụng mạng xã hội, đọc báo hay các việc cá nhân khác. Điều sếp của bạn quan tâm là hiệu quả công việc chứ không phải khả năng cập nhật tin tức báo chí nhanh nhạy của bạn.
4. Không giao lưu với đồng nghiệp
Làm việc chăm chỉ và hiệu quả là điều cốt lõi để thành công trong sự nghiệp. Nhưng các mối quan hệ đồng nghiệp cũng rất quan trọng. Nhiều người trẻ cố gắng tỏ ra độc lập và nổi trội trong công việc mà bỏ qua việc xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp. Bạn nên biết rằng, đồng nghiệp là một phần không thể thiếu của môi trường làm việc. Hãy bắt đầu mối quan hệ tốt đẹp nơi công sở bằng cách nhờ người đi trước hướng dẫn bạn về công việc mới chẳng hạn...
5. Buôn chuyện nơi công sở
Buôn dưa lê là một cách tạo dựng mối quan hệ đồng nghiệp sai lầm. Những câu chuyện phiếm có thể giúp bạn tạo quan hệ tốt với người này, nhưng lại dễ gây xích mích với người khác. Hãy giữ thái độ trung lập giữa các tin đồn hay lời đưa chuyện. Về lâu dài, chiến lược "trung lập" sẽ khiến bạn không có kẻ thù trong công việc.
Đừng "buôn dưa lê" để xây dựng tình đồng nghiệp.
6. Đi làm muộn thường xuyên
Nếu bạn thường xuyên đi làm muộn, thì dù bạn có là người làm việc chăm chỉ nhất, thường xuyên làm thêm giờ nhất, mọi người cũng sẽ giữ ấn tượng không tốt về bạn. Dù bạn có năng lực và làm việc tốt, việc thường xuyên đi làm muộn sẽ dần khiến mọi nỗ lực của bạn suy yếu. Danh tiếng và cách mọi người nhận xét về thái độ làm việc của bạn sẽ ảnh hưởng quan trọng đối với sự thăng tiến trong công việc.
7. Quá tự phụ
Tự tin thái quá về năng lực của bản thân cũng là một khuyết điểm của những người trẻ, chưa va vấp nhiều, đặc biệt là sinh viên mới ra trường. Trong mọi trường hợp, khiêm tốn không bao giờ thừa. Thể hiện bản thân quá đà sẽ khiến mọi người dè chừng với bạn và khiến sếp đánh giá không tốt về bạn.