MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Samsung Pay dẫn đầu xu hướng thanh toán di động tại Hàn Quốc

25-10-2017 - 17:30 PM | Thị trường

Dù mới ra mắt được 2 năm nhưng dịch vụ thanh toán di động Samsung Pay đã khẳng định được vị thế của mình khi trở thành lựa chọn hàng đầu tại Hàn Quốc và hứa hẹn rất nhiều tiềm năng khi “tấn công” thị trường Việt Nam kể từ tháng 9 vừa qua.

Thanh toán di động đang có tốc độ phát triển chóng mặt tại Hàn Quốc

Thanh toán di động đang trở nên cực kỳ phổ biến và thịnh hành tại nhiều quốc gia trên thế giới, tiêu biểu là Hàn Quốc. Theo một khảo sát gần đây, 64% người tiêu dùng ở xứ sở kim chi (trong tổng số 18.180 người đến từ 23 quốc gia khác nhau) cho biết họ đã chuyển sang sử dụng phương thức thanh toán dễ dàng và tiện lợi này.

Thanh toán di động đang phát triển rất mạnh tại Hàn Quốc.
Thanh toán di động đang phát triển rất mạnh tại Hàn Quốc.

Dù chỉ đứng ở vị trí thứ 4 (sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia) nhưng Hàn Quốc đã qua mặt rất nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới về số lượng người sử dụng thanh toán di động. Ví dụ, có 48% người tiêu dùng Mỹ và Đức ưa thích phương thức này, trong khi đó con số này ở Nhật là 27%. Bên cạnh đó, khảo sát trên cũng cho biết cứ 10 người Hàn Quốc thì có đến 7 người dùng dịch vụ này.

Hàn Quốc bắt đầu áp dụng thanh toán di động từ tháng 9 năm 2014 khi Kakao Corp - cha đẻ của ứng dụng nhắn tin nổi tiếng KakaoTalk, cho ra mắt công cụ Kakao Pay. Sau đó 1 năm, gã khổng lồ Samsung cũng chính thức tham gia cuộc chơi với Samsung Pay và nhanh chóng dẫn đầu.

Theo thống kê của Ngân hàng Hàn Quốc, có đến 1,26 triệu giao dịch qua thanh toán di động trong quý IV năm 2016, gần gấp 3 lần so với con số 440.000 của cả 3 quý trước đó. Ngoài ra, số người dùng loại dịch vụ này cũng đã cán mốc 32 triệu người vào cuối năm ngoái.

Samsung Pay dần trở thành sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng

Trong số các phương thức thanh toán di động phổ biến hiện nay tại Hàn Quốc thì Samsung Pay chính là công cụ được người tiêu dùng ưa chuộng nhất. Theo khảo sát của Cơ quan Người tiêu dùng Hàn Quốc, Samsung đã nhận được trung bình 3,78 điểm (thang điểm 5) từ 1.200 người tiêu dùng, cao nhất trong số các đối tượng nghiên cứu.

Cụ thể, người tiêu dùng đánh giá rất cao phương thức hoạt động dễ dàng và nhanh chóng của Samsung Pay với 4,14 điểm. Các chương trình khuyến mại hay hệ thống quản lý thông tin cá nhân khách hàng cũng lần lượt đạt 3,52 và 3,56 điểm.

Ngoài ra, 58,3% người được hỏi cho rằng khả năng truy cập dễ dàng là ưu điểm lớn nhất của Samsung Pay, 11,8% tỏ ra thích thú với hệ thống tích điểm của nền tảng này. Về mục đích sử dụng, có đến 88,2% người dùng sử dụng Samsung Pay để thanh toán các loại hóa đơn mua sắm, 10,4% dùng để chuyển tiền và 1,4% dùng để thanh toán các dịch vụ như điện, nước…

Samsung Pay đã chính thức ra mắt tại Việt Nam

Tháng 9 vừa qua, công ty Điện tử Samsung Vina và Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) đã đưa Samsung Pay về với Việt Nam. Dịch vụ này đã đi vào hoạt động trên khắp cả nước sau thời gian thử nghiệm kéo dài từ ngày 13/9 đến 28/9.

Samsung Pay đã chính thức đến Việt Nam từ ngày 13/9/2017.
Samsung Pay đã chính thức đến Việt Nam từ ngày 13/9/2017.

Các thiết bị Samsung, đặc biệt là smartphone, đã trở nên rất phổ biến tại Việt Nam và được nhiều người dùng ưa chuộng. Vì thế, Samsung Pay hứa hẹn sẽ là một dịch vụ thích hợp và được nhiều người dùng đón nhận. NAPAS cũng nhận định số lượng thẻ thanh toán điện tử tại thị trường này đã tăng đột biến trong vòng 2 năm trở lại đây, cho thấy người tiêu dùng đã và đang sẵn sàng từ bỏ những phương thức thanh toán cũ để đến với các dịch vụ tân tiến hơn. Và Samsung Pay chắc chắn sẽ là một lựa chọn hàng đầu dành cho họ.

Tính đến nay, chỉ sau 2 tháng ra mắt, đã có hơn 80.000 lượt đăng ký và 30.000 lượt giao dịch qua Samsung Pay.

Người dùng đều tỏ ra hào hứng với tính năng mới này. Bạn Vũ Hoàng, một video blogger nổi tiếng trên YouTube cho biết: “Từ ngày có Samsung Pay, đi chơi đâu cũng tiện hơn hẳn. Chỉ cần mỗi chiếc Note 8 mình đang dùng là đủ, tiền mặt hay thẻ có thể cất ở nhà”.

A.D

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên