MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sàn chứng khoán Singapore và Ấn Độ kiện nhau vì trùng sản phẩm

25-05-2018 - 21:42 PM | Tài chính quốc tế

Ấn Độ muốn Singapore dừng phát hành một sản phẩm cổ phiếu nhưng yêu cầu không được đáp ứng.

Sàn Giao dịch Chứng khoán Quốc gia Ấn Độ (NSE) đang kiện Sàn Giao dịch Chứng khoán Singapore (SGX) làm "nhái" sản phẩm phái sinh của thị trường này, một động thái nhằm ngăn cản giao dịch ở thị trường nước ngoài và thúc đẩy dòng tiền vào Ấn Độ.

2 bên bắt đầu căng thẳng hồi tháng 1 khi NSE yêu cầu SGX hoãn giới thiệu sản phẩm cổ phiếu tương lai (SSF) theo dõi một số công ty lớn của Ấn Độ nhưng SGX không đồng ý. NSE cho rằng SGX India Futures (hợp đồng tương lai Ấn Độ) là "sản phẩm không có giấy phép" và "giống hệt" thương hiệu hợp đồng tương lai theo Chỉ số Nifty 50.

Một tuần sau đó, 3 sàn giao dịch Ấn Độ tuyên bố hủy thỏa thuận cho phép Singapore cung cấp phái sinh Nifty 50. NSE cũng yêu cầu điều trần khẩn cấp ở tòa án Mumbai mà không thông báo cho SGX, tín hiệu xấu cho mối quan hệ hợp tác 18 năm giữa 2 bên.

Sàn chứng khoán Singapore và Ấn Độ kiện nhau vì trùng sản phẩm - Ảnh 1.

Nguồn lợi nhuận của Nifty. Nguồn: Bloomberg

Hành động của Ấn Độ vấp phải nhiều chỉ trích từ giới chuyên gia.

"Động thái này không giúp được gì và sẽ gửi một tín hiệu sai đến cộng đồng đầu tư”, Salman Ahmed, chiến lược gia trưởng tại công ty quản lý đầu tư Lombard Odier, Anh, nhận định.

“Cuộc chiến thiên về kiểm soát và khối lượng", CEO Vik Mehrota của công ty quản lý vốn Venus, Mỹ, nói.

Phiên điều trần tiếp theo trong vụ kiện sẽ diễn ra vào ngày 26/5. Trong thời gian chờ, Tòa án Tối cao Bombay đã ban hành lệnh cấm SGX tung ra sản phẩm mới.

Nếu NSE thắng, và giả sử SGX tuân thủ phán quyết của tòa, nhà đầu tư sẽ khó tìm được cách dễ dàng ở nước ngoài để tiếp cận thị trường 2.300 tỷ USD của Ấn Độ, một trong những thị trường lớn nhất châu Á. Singapore hiện có các hợp đồng trị giá khoảng 15 tỷ USD trong mảng này.

Sàn chứng khoán Singapore và Ấn Độ kiện nhau vì trùng sản phẩm - Ảnh 2.

Chỉ số chuẩn của Ấn Độ tăng 78% trong 5 năm qua. Nguồn: Bloomberg

Một số nhà quản lý tài sản toàn cầu có ý định rút khỏi Ấn Độ, những người khác có thể giảm đầu tư, Eugenie Shen, giám đốc điều hành Hiệp hội Thị trường Tài chính & Công nghiệp Chứng khoán châu Á, cho biết. "Nhiều người thích tiếp cận Ấn Độ thông qua các sản phẩm nước ngoài vì quan điểm chung là đầu tư trực tiếp rất khó khăn và tốn kém".

Theo Lâm Ngọc

Người đồng hành

Trở lên trên