Sàn giao dịch bất động sản không thể "làm thay" công chứng
Góp ý dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), nhiều ý kiến cho rằng không nên quy định sàn giao dịch bất động sản làm thay cho công chứng
- 07-03-2023Loạt sàn giao dịch bất động sản ở TP.HCM đóng cửa
- 26-02-2023Sàn giao dịch bất động sản: Cẩn trọng chiêu đẩy giá
- 19-02-2023Kinh doanh bất động sản: Không được tạo đặc quyền đặc lợi cho các sàn giao dịch, đẩy rủi ro pháp lý cho người dân
Dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) do Bộ Xây dựng soạn thảo đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi. Hiệp hội Công chứng Việt Nam vừa tổ chức hội thảo góp ý xung quanh các nội dung đáng chú ý. Trong đó, nhiều ý kiến cho rằng, đề xuất các giao dịch bất động sản phải thông qua sàn giao dịch và không bắt buộc phải công chứng, trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh bất động sản với cá nhân, có thể gây ra các rủi ro cho người mua.
Quang cảnh hội thảo.
Các chuyên gia tại hội thảo cho rằng không nên quy định sàn giao dịch bất động sản làm thay cho công chứng, chứng thực; đẩy rủi ro pháp lý cho người dân, trong trường hợp một bên tham gia giao dịch là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, tức các giao dịch nhà, căn hộ tại dự án bất động sản.
Bởi bất động sản là tài sản lớn, liên quan tới nhiều thủ tục pháp lý phức tạp. Không phải người dân nào khi đi giao dịch cũng có thể đủ hiểu biết để kiểm tra, kiểm soát được. Việc công chứng trong trường hợp này sẽ có vai trò kiểm soát để cảnh báo, phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro cho người dân.
Ngoài ra, nếu chỉ giao dịch qua sàn, không qua bước công chứng, các cơ quan chức năng sẽ khó kiểm soát, xác định được giá bán nhà, đất một cách khách quan, để tránh thất thu thuế, do lúc này chỉ có bên sàn và chủ đầu tư đưa ra giá bán.
VTV.VN