Sàn liên hợp: Xu hướng của xây dựng bền vững
Kết cấu liên hợp và sàn liên hợp được biết đến trên thế giới là một giải pháp tiên tiến thay thế bê tông cốt thép truyền thống, và cũng là một "đại diện" của xu thế xây dựng bền vững.
Sàn liên hợp – kết cấu phổ biến trên thế giới
Phát triển bền vững trong ngành xây dựng tập trung vào việc giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái và môi trường sống bằng việc sử dụng ít nguyên vật liệu hơn, hiệu quả sử dụng công trình cao, giảm thiểu rủi ro an toàn trong thi công… đang trở thành một xu hướng tất yếu. Trong đó, những công nghệ xây dựng mới như sàn thép liên hợp được coi là một trong các giải pháp đột phá, góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành.
Sàn thép liên hợp (hay còn được gọi là sàn thép composite) là một dạng kết cấu hỗn hợp giữa bê tông và sàn thép, trong đó sàn thép có cấu tạo dạng sóng với tạo hình đặc thù, giúp giảm tối đa chiều dày và trọng lượng của sàn. Sàn không sử dụng ván khuôn, lớp bê tông được đúc tại chỗ trên mặt sàn thép nên mỏng, nhẹ, tác động tích cực đến khung sườn và nền móng công trình. Hiện nay, việc ứng dụng kết cấu liên hợp và sàn liên hợp là một xu hướng phổ biến trên thế giới, được áp dụng rộng rãi cho các công trình công nghiệp, nhà xưởng có tầng, thương mại, dân dụng, công trình công cộng…, mang lại hiệu quả đầu tư cao.
Theo Tiến sĩ Phạm Cao Hùng, Giảng viên cao cấp tại Đại học Sydney (Úc), giải pháp kết cấu liên hợp thép-bê tông không chỉ ưu việt hơn so với kết cấu bê tông cốt thép truyền thống nhờ khả năng chịu lực cao, vượt nhịp lớn, cấu kiện nhỏ gọn và thẩm mỹ, đẩy nhanh tiến độ thi công, tiết kiệm chi phí nhân công mà còn giảm thiểu tối đa phế thải xây dựng trong quá trình thi công do các cấu kiện thép được sản xuất tại nhà máy và chỉ vận chuyển đến công trường để lắp ghép, không cần cốp pha.
"Đây là một trong những tiêu chí quan trọng hướng đến việc lựa chọn giải pháp kết cấu và thi công mang tính bền vững hơn, thúc đẩy việc sử dụng vật liệu có khả năng tái tạo và giảm tác động đến môi trường trong tương lai," Tiến sĩ Hùng cho biết thêm.
Làn gió mới của thị trường xây dựng trong nước
Nắm bắt được xu hướng mới, kết hợp với sự am hiểu sâu sắc về thị trường xây dựng Việt Nam, từ năm 2017, NS BlueScope Lysaght ra mắt LYSAGHT® BONDEK® II - một trong những giải pháp tiên tiến nhất đến từ Úc - giúp thay thế tấm cốp pha truyền thống và lớp thép dưới trong hệ sàn công trình. Giải pháp này không chỉ được ứng dụng rộng rãi cho các công trình mang tính biểu tượng trên thế giới như Marina Bay Sand (Sinagpore), Sân bay Changi Singapore, Tòa tháp đôi Petronas Twin Tower ở Malaysia, tòa nhà One Shelley Street (Úc) kiến trúc độc đáo ... mà còn cho các công trình công nghiệp tại Việt Nam như tòa nhà văn phòng điều hành Thaco Trường Hải tại Khu công nghiệp Chu Lai - Quảng Nam, Long Beach Resort - Phú Quốc, Nhà xưởng có tầng Kizuna - Long An, Milennium - Quảng Ngãi, tòa nhà cao nhất Việt Nam "Landmark 81" - niềm tự hào của người Việt…
Tòa nhà cao nhất Việt Nam Landmark 81 cũng sử dụng Lysaght® Bondek® II.
"Tương tự như khi nói đến xe máy tại Việt Nam, người ta nghĩ đến Honda, nói đến tôn không vít, chúng tôi có Lysaght® Klip-Lok® thì LYSAGHT® BONDEK® II là một biểu tượng cho tấm sàn liên hợp," đại diện NS BlueScope Lysaght Việt Nam chia sẻ.
Sau nhiều năm liên tục cải tiến, tấm sàn liên hợp của NS BlueScope Lysaght Việt Nam được giới kiến trúc sư biết đến là một giải pháp giúp tiết kiệm chi phí lên đến 15% và rút ngắn thời gian thi công tới 20% so với bê tông truyền thống nhờ độ vượt nhịp cao, thời gian lắp đặt và tháo dỡ ván khuôn nhanh chóng, dễ dàng tích hợp hệ thống treo M&E với cấu tạo sóng thông minh, loại bỏ tối đa tai nạn sập giàn giáo.
Theo chuyên gia kỹ thuật của NS BlueScope Lysaght Việt Nam chia sẻ thêm, bề mặt sàn được hoàn thiện thẩm mỹ và có độ bền cao nhờ vật liệu thép tiên tiến nhất thị trường tích hợp công nghệ ActivateTM.
Ứng dụng tiêu chuẩn quốc tế
Cũng theo Tiến sĩ Hùng, hiện nay có rất nhiều qui chuẩn thiết kế cho kết cấu liên hợp, như bộ AISC 360-16 cho thị trường Mỹ hay Qui phạm EuroCodes 4 tại Châu Âu và bộ tiêu chuẩn AZ/NZS 2327:2017 của Úc.
Tại Việt Nam, NS Bluescope Lysaght lựa chọn thiết kế theo tiêu chuẩn Eurocodes và Úc. Hãng này cũng có phần mềm thiết kế Megafloor được viết riêng cho tấm sàn LYSAGHT® BONDEK® II với ba bước: thiết kế ván khuôn cho quá trình đổ bê tông; thiết kế sàn composite khi bê tông đã đủ cường độ và thiết kế chống cháy.
Petronas Twin Tower (Malaysia) – một công trình tiêu biểu ứng dụng giải pháp tấm sàn thép liên hợp Lysaght® Bondek® II
Chất lượng của tấm sàn đã được hãng khẳng định qua các kiểm tra thực nghiệm theo tiêu chuẩn Úc về khả năng vượt nhịp của tấm sàn trong quá trình đổ bê tông, sự liên kết giữa tấm sàn và bê tông như môt hệ liên hợp, và khả năng chống cháy của hệ sàn theo tiêu chuẩn Anh BS476. "Hệ sàn LYSAGHT® BONDEK® II có thời gian chịu cháy nhỏ nhất là REI 60 phút và tối đa là REI 240 phút (theo tiêu chuẩn BS476). Trong khi đó, QC 06 – 2020 với sàn cho công trình cấp I chỉ yêu cầu thời gian chống cháy tối đa là 60 phút," vị chuyên gia kỹ thuật của hãng cho biết thêm.
Mới đây, NS BlueScope Lysaght Việt Nam đã giới thiệu giải pháp đến cộng đồng doanh nghiệp xây dựng trong một webinar trung tuần tháng 8. "Chúng tôi hi vọng các doanh nghiệp trong ngành có thể tiếp cận xu hướng xây dựng tiên tiến trên thế giới, ứng dụng vào thực tế, từ đó không chỉ từng bước nâng cao chất lượng chung của ngành xây dựng theo các tiêu chuẩn quốc tế mà quan trọng hơn là mang lại lợi ích kinh tế thiết thực cho khách hàng của mình," là những gì mà người đứng đầu NS BlueScope Lysaght Việt Nam – Tổng Giám đốc Nguyễn Cao Trí kỳ vọng ở giải pháp này.
Ngoài ra, NS BlueScope Lysaght còn cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp nhằm tối ưu phương án thi công, so sánh hiệu quả với phương án truyền thống, đồng thời theo sát quá trình hướng dẫn lắp đặt và sử dụng.