MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sẵn sàng kịch bản kiểm soát lạm phát

Sẵn sàng kịch bản kiểm soát lạm phát

Lạm phát năm nay có thể được kiểm soát ở mức thấp dưới 4%. Tuy nhiên rủi ro lạm phát vẫn còn áp lực rất lớn, vì vậy cần sẵn sàng kịch bản kiểm soát lạm phát.

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, tính chung 11 tháng năm 2021, CPI tăng 1,84% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất trong 5 năm qua. Qua đó, lạm phát cơ bản 11 tháng tăng 0,82%. Đây là mức thấp nhất trong 1 thập kỷ qua.

Như vậy, dự báo lạm phát năm nay được kiểm soát ở mức thấp khoảng 2%, đảm bảo chỉ tiêu lạm phát cả năm dưới 4%.

Có 3 yếu tố tác động đến lạm phát 11 tháng qua. Thứ nhất là giá các mặt hàng thực phẩm 11 tháng giảm 0,52% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI giảm 0,11 điểm phần trăm.

Thứ hai, giá điện cũng giảm do Chính phủ triển khai các gói hỗ trợ cho người dân và người sản xuất gặp khó khăn do dịch COVID-19 . Giá điện sinh hoạt bình quân giảm hơn 1%.

Thứ ba, ảnh hưởng của dịch bệnh người dân hạn chế đi lại, theo đó giá vé máy bay giảm trên 21% so với cùng kỳ; giá du lịch trọn gói giảm trên 2,4%.

Lạm phát được kiểm soát làm nền tảng cho phục hồi sản xuất

Sẵn sàng kịch bản kiểm soát lạm phát - Ảnh 1.

Lạm phát được kiểm soát sẽ làm nền tảng cho phục hồi sản xuất. Ảnh minh họa - Ảnh: TTXVN.

Lạm phát được kiểm soát tốt là nền tảng ổn định cho việc phục hồi của nền kinh tế. Việc giữ được mức độ ổn định này giúp cho chúng ta có nhiều dư địa hơn để thực hiện các chính sách điều hành kinh tế.

6 tháng qua, giá nguyên liệu đầu vào, giá xăng dầu cho vận chuyển của Tổng công ty may 10 tăng khiến giá thành sản xuất cao, gây nhiều áp lực đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc lo bữa ăn miễn phí cho 12.000 công nhân tại 7 tỉnh cũng tốn một khoản chi phí khá lớn của công ty.

Ông Thân Đức Việt - Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 cho hay: "Chúng tôi mong muốn Chính phủ có các giải pháp kiểm soát lạm phát và giá nguyên liệu đầu vào. Qua đó sẽ tạo ra sự phát triển bền vững để tăng xuất khẩu và tăng thêm nguồn cung ra thị trường để giảm bớt tăng giá cả của hàng hóa".

Trong những tháng qua, Chính phủ đã triển khai nhiều gói hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn bởi COVID-19 như sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu, giảm giá một số hàng hóa dịch vụ quan trọng thiết yếu như điện, dịch vụ chứng khoán, sách giáo khoa…

Ngân hàng Nhà nước đã kiểm soát nguồn cung tiền hợp lý vừa hỗ trợ được sản xuất kinh doanh nhưng cũng góp phần kiềm chế được lạm phát. Tuy nhiên, thời điểm cuối năm thường giá cả tăng cao nên rất cũng cần có nhiều giải pháp cụ thể hơn nữa để kiểm soát tăng giá.

Nắn chỉnh dòng vốn không chảy vào những lĩnh vực rủi ro

Dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng hơn 10% so với cuối năm 2020. Con số này tại thời điểm chưa đầy một tháng trước mới chỉ hơn 8,7%. Còn so với khoảng thời gian nền kinh tế ngưng trệ vì đại dịch hồi giữa năm, tăng trưởng tín dụng mới chỉ quanh 7%, tức nhu cầu và mức độ hấp thụ về vốn của nền kinh tế đã tăng cao đáng kể.

Tuy nhiên, dòng vốn này chảy vào đâu - vào những lĩnh vực sản xuất kinh doanh, hỗ trợ phục hồi hay lại chảy sang những lĩnh vực đầu cơ, rủi ro cao, gây nguy cơ bong bóng đối với nền kinh tế như bất động sản, chứng khoán? Vì vậy việc nắn chỉnh dòng vốn đang là yêu cầu đặt ra.

Sẵn sàng kịch bản kiểm soát lạm phát - Ảnh 2.

Ngân hàng Nhà nước đã kiểm soát nguồn cung tiền hợp lý vừa hỗ trợ được sản xuất kinh doanh nhưng cũng góp phần kiềm chế được lạm phát. Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí.

Việc Ngân hàng Nhà nước mới đây ban hành Thông tư 16, quy định các ngân hàng không được tham gia mua, đầu tư trái phiếu nếu nợ xấu trên 3% được đánh giá là biện pháp cần thiết cả trước mắt cũng như lâu dài, nhằm nắn chỉnh dòng tiền chảy vào những lĩnh vực có nguy cơ tạo ra bong bóng tải sản, gây rủi ro cho nền kinh tế.

Khi dòng tiền đổ vào bất động sản đã được siết chặt hơn thì dòng vốn cho vay từ các ngân hàng thương mại cũng sẽ được điều chỉnh. Khi lằn ranh đỏ về vốn cho lĩnh vực bất động sản được thiết lập chắc chắn dòng vốn cho sản xuất kinh doanh chắc chắn sẽ được chú trọng hơn, thực chất hơn. Thị trường vốn cũng lành mạnh và an toàn hơn.

Tuy nhiên, tăng trưởng thông qua kích thích tín dụng để bơm tiền ra nền kinh tế trong khi các tế bào của nền kinh tế vẫn đang ốm yếu sẽ có nhiều rủi ro. Vậy cần có công cụ như thế nào để hướng dòng tiền vào những lĩnh vực mang lại giá trị thực cho tăng trưởng?

Xung quanh nội dung trên, chương trình Vấn đề hôm nay với sự tham gia của ông Nguyễn Minh Cường - chuyên gia Kinh tế trưởng, Ngân hàng phát triển châu Á tại Việt Nam sẽ phần nào được giải đáp.

Theo PV

VTV.VN

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên