Sản vật triệu đô cực hiếm trên thế giới mọc đầy tại Việt Nam: Ấn Độ, Mỹ, Trung Quốc đua nhau săn lùng, nước ta cạnh tranh với Trung Quốc thống trị nguồn cung toàn cầu
Loại cánh hoa nghìn tỷ này của Việt Nam đã thu về hơn 73 triệu USD trong 10 tháng đầu năm.
- 24-11-2023Sau gạo và đường, Ấn Độ lại khiến cả thế giới thấp thỏm vì một loại nông sản khác: Xuất khẩu xếp thứ 2 thế giới, Việt Nam cũng đang nhập khẩu hàng triệu tấn
- 23-11-2023Là hàng mỹ nghệ lại vừa là vật liệu xây dựng hoàn hảo, mặt hàng này của Việt Nam được Mỹ, Nhật Bản mê như điếu đổ: Bỏ túi nửa tỷ USD kể từ đầu năm, quy mô xếp thứ 9 trên thế giới
- 22-11-2023'Cứu tinh' từ Campuchia giúp Việt Nam thống trị toàn cầu ngành hàng này: Xuất khẩu thu gần 4 tỷ USD, người Mỹ ngày càng ưa chuộng
Tại Việt Nam, một loại hoa được mệnh danh là cánh hoa nghìn tỷ bởi những giá trị kinh tế mang lại là hoa hồi. Hoa hồi hay còn gọi là hoa đại hồi là một loại cây có nguồn gốc từ Trung Quốc và đông bắc Việt Nam. Đây là loài cây gia vị có tác dụng và mùi thơm tương tự như cây tiểu hồi, thu nhặt được từ vỏ quả. Đặc điểm của loài cây này là có hình dáng khá nhỏ chỉ từ 6-10m, thân cây thẳng và nhẵn và có màu nâu xám.
Lạng Sơn được mệnh danh 'thủ phủ' của cây hồi với diện tích trồng khoảng 40.000 ha với sản lượng hàng năm hơn 16.000 tấn và giá trị kinh tế trung bình hàng năm đạt trên 1.000 tỷ đồng. Hồi được trồng chủ yếu tại các huyện Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn, Tràng Định, Chi Lăng, Văn Lãng và Cao Lộc. Nếu như cây hồi được trồng trên các địa hình đồi dốc thì ở những khu vực bằng phẳng bên dưới, người dân sử dụng làm nơi phơi, sấy hoa hồi trước khi xuất bán.
Theo Sở NN-PTNT Lạng Sơn, tính riêng năm 2022, sản lượng thu hoạch ước đạt 13.000 tấn hồi khô và giá trị thu về khoảng 1.500 tỷ đồng. Trước đó, năm 2021 sản phẩm hoa hồi Lạng Sơn có giá trị xuất khẩu 31 triệu USD tương đương với sản lượng xuất khẩu khoảng 3.500 tấn hồi khô.
Còn trên thế giới, đây là loài cây bản địa rất ít quốc gia sở hữu, chiếm phần lớn là Việt Nam và Trung Quốc. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), tháng 10/2023, Việt Nam xuất khẩu được 2.107 tấn hoa hồi với kim ngạch đạt 8,4 triệu USD. Tính chung trong 10 tháng đầu năm, mặt hàng này đã thu về hơn 73,1 triệu USD với 14.089 tấn hoa hồi xuất khẩu, tăng mạnh 32,1%.
Ấn Độ, Trung Quốc và Mỹ là 3 thị trường xuất khẩu chính của hoa hồi Việt Nam. Sản lượng xuất sang 4 quốc gia này lần lượt là 7.017 tấn. 3.547 tấn và 708 tấn.
Prosi Thăng Long và Nedspice Việt Nam là 2 doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu ở ngành hàng này. Trước đó trong năm 2022, Việt Nam xuất khẩu 12.885 tấn hồi, kim ngạch xuất khẩu đạt 72,9 triệu USD, giảm nhẹ 12,2% về lượng và 36,7% về giá trị so với năm 2021.
Hoa hồi thường được sử dụng chủ yếu là 2 loại chính: đại hồi và tiểu hồi. Đại hồi có tính cay và the hơn tiểu hồi và có vị giống với cam thảo.
Hoa hồi thường được ưa chuộng sử dụng làm gia vị nhiều ở dạng bột hoặc nguyên đóa. Vì đặc tính cay, thơm nên hoa hồi là gia vị được sử dụng nhiều trong các món như phở, cà ry, hầm, tiềm…. giúp tạo vị và dậy mùi, cho món ăn có hương vị nồng nàn và đặc sắc. Ngoài ra hoa hồi còn tạo cảm giác thèm ăn, kích thích vị giác. Tinh dầu hoa hồi cũng được sử dụng trong các sản phẩm làm đẹp.
Theo số liệu từ Tổng cục Lâm Nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cùng với quế, giá trị xuất khẩu quế hồi của Việt Nam liên tục tăng, năm 2020 đạt 245,4 triệu USD, năm 2021 đạt khoảng 274 triệu USD. Dự kiến, năm 2023, giá trị xuất khẩu quế hồi đạt khoảng 276 triệu USD.
Nhịp sống thị trường