"Sang tay" 12 dự án yếu kém của ngành Công thương về "Siêu uỷ ban"
Bộ Công Thương sẽ chuyển nhiệm vụ xử lý dứt điểm các tồn tại, yếu kém của 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả sang Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
- 28-02-2020Viettel Post: Từ công ty 0.4 đến doanh nghiệp 4.0 với khát vọng xây dựng hạ tầng bưu chính dùng chung của Việt Nam
- 28-02-2020Góc nhìn tích cực về câu chuyện doanh nghiệp đăng ký thành lập với vốn 144.000 tỷ đồng
- 27-02-2020Dự kiến cả nước có 7 vùng kinh tế - xã hội
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 18 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 97 ngày 2/10/2017 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 12 ngày 3/6/2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 Khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.
Theo đó, sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Phụ lục Đề án nhiệm vụ triển khai Nghị quyết số 12 kèm theo Chương trình hành động của Chính phủ tại Nghị quyết số 97 (Phụ lục Đề án nhiệm vụ triển khai Nghị quyết số 12).
Cụ thể, chuyển thời gian trình nhiệm vụ thực hiện "Rà soát, tổng kết việc thực hiện Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu cơ cấu lại doanh nghiệp giai đoạn tới" tại số thứ tự thứ 1 của Phụ lục Đề án nhiệm vụ triển khai Nghị quyết số 12 từ năm 2018 thành Quý II/2020.
Không quy định nội dung nhiệm vụ xây dựng "Quyết định về Quy chế quản lý Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp (thay thế Quyết định số 21 ngày 10/5/2012)" tại số thứ tự thứ 8 của Phụ lục Đề án nhiệm vụ triển khai Nghị quyết số 12.
Nghị quyết 18 cũng cho biết chuyển nhiệm vụ thực hiện "Xử lý dứt điểm các tồn tại, yếu kém của 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương" tại số thứ tự thứ 17 của Phụ lục Đề án nhiệm vụ triển khai Nghị quyết số 12 từ Bộ Công Thương sang Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Chính phủ cũng giao Bộ KHĐT xây dựng Đề án "Phát triển doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn, đặc biệt là tập đoàn kinh tế nhà nước đa sở hữu nhằm phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt cho doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng trong thời kỳ mới", thời hạn trình là năm 2020.
Bộ KHĐT đồng thời xây dựng các đề án gồm "Phát triển một số tập đoàn kinh tế nhà nước đa sở hữu với quy mô lớn, hoạt động có hiệu quả, có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế ở một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế trên cơ sở hoàn thiện mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước theo thông lệ quốc tế; xác định rõ quy mô và phạm vi hoạt động phù hợp với năng lực quản trị, điều hành; cơ cấu lại bộ máy tổ chức và cán bộ theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; phân cấp, phân quyền rõ ràng"; Đề án "Rà soát, hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách về DNNN, đặc biệt là các cơ chế, chính sách về tập đoàn kinh tế và cơ cấu lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả DNNN phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, tình hình thực tế".
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ KHĐT và các cơ quan liên quan để thống nhất hướng dẫn theo các quy định của pháp luật về các trường hợp tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp để giảm tỷ lệ vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp khẩn trương xây dựng và trình Chính phủ, Thủ tướng chiến lược tổng thể đầu tư phát triển doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban như quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 131 ngày 29/9/2018 của Chính phủ.