MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sắp 2022 rồi, đừng bỏ lỡ 1 nhân tố 2 chữ mà các tỷ phú đều đặt lên hàng đầu: Ai cũng biết, nhưng chỉ người làm được mới ngày càng thành công

28-12-2021 - 08:01 AM | Sống

Sắp 2022 rồi, đừng bỏ lỡ 1 nhân tố 2 chữ mà các tỷ phú đều đặt lên hàng đầu: Ai cũng biết, nhưng chỉ người làm được mới ngày càng thành công

Kiến thức có thể thay đổi, kỹ năng có thể trau dồi thêm nhưng thái độ thì sẽ để lại ấn tượng ngay từ giây phút đầu tiên! Không phải tự nhiên mà nhân tố 2 chữ này trở thành chìa khóa cốt lõi quyết định sự thành công của những tỷ phú, triệu phú hàng đầu.

Trong mọi trường hợp, một thái độ làm việc chuyên nghiệp chính xác và tích cực chính là cốt lõi quyết định sự thành công. “Chìa khóa” này giúp họ tìm cách vượt qua những trở ngại và hoàn thành công việc càng sớm càng tốt.

Có như vậy, họ mới có thể được người khác tôn trọng, thậm chí là tiến xa hơn trong sự nghiệp. Người thành đạt cũng có thể ngày càng thành công hơn nữa.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: "Lỡ làm người rồi, không thể sống phí hoài"


Sắp 2022 rồi, đừng bỏ lỡ 1 nhân tố 2 chữ mà các tỷ phú đều đặt lên hàng đầu: Ai cũng biết, nhưng chỉ người làm được mới ngày càng thành công - Ảnh 1.

Là người liên tục giữ ngôi vị giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam, ông Phạm Nhật Vượng cũng là tỷ phú USD đầu tiên của nước ta được Forbes công nhận, lọt TOP 500 người giàu nhất thế giới cho đến thời điểm này.

Tuy vậy, khi được hỏi “tự thưởng cho mình món quà”, ông chỉ trả lời: “Cơm ăn áo mặc, nhà cửa, xe cộ... có rồi. Tôi không có nhu cầu gì nhiều và cũng chưa bao giờ nghĩ đến chuyện đó.”

Cho dù nhiều đại gia khác sắm máy bay riêng để di chuyển thuận tiện, ông cũng từ chối với lý do “Người ta bay suốt ngày thì mới mua chứ tôi không đi đâu mấy, mua máy bay tính ra sẽ lỗ thì mua làm gì.”

Bỏ qua những giá trị vật chất, điều mà vị tỷ phú USD quan tâm lại là mình sẽ làm được cái gì cho đời, mang lại cái gì cho xã hội, cho khách hàng và nói rộng ra thì là cho người dân Việt Nam.

Đó chính là lý do dù đã sở hữu khối tài sản khổng lồ nhưng ông Phạm Nhật Vượng vẫn không ngừng thử thách bản thân. Ông lựa chọn phát triển những ngành nghề đa dạng, khai thác những giá trị mới mẻ, “nhắm” vào những khía cạnh khác nhau của cuộc sống.

Giống như cách mà vị tỷ phú này từng nói: “Nếu làm chỉ để tiêu, chỉ để có cái nọ, cái kia thì tôi phải dừng lâu rồi. Lỡ làm người rồi, không thể sống một cuộc đời phí hoài được.”

Do đó, cái gì đáng thì bao nhiêu ông cũng chấp nhận chi, nhưng không đáng thì một đồng cũng không tiêu.

Tỷ phú Trần Bá Dương: "Muốn thành công hãy làm đúng, làm thật ngay từ đầu"


Sắp 2022 rồi, đừng bỏ lỡ 1 nhân tố 2 chữ mà các tỷ phú đều đặt lên hàng đầu: Ai cũng biết, nhưng chỉ người làm được mới ngày càng thành công - Ảnh 2.

Trong một cuộc phỏng vấn, khi được hỏi cách để đạt được thành công, Chủ tịch THACO Trần Bá Dương đã chia sẻ rằng: “Hãy làm đúng, làm thật ngay từ đầu, có tâm trước, sống với nghề, làm từ nhỏ tới lớn với sự nỗ lực, kiên trì tích lũy từng bước một để bước vào đời là cách để khởi nghiệp thành công.”

Điều mà vị tỷ phú muốn nhấn mạnh ở đây chính là tâm thế của mỗi người. Tâm tức là cái bên trong, thế là chuẩn bị cái gì để làm. Cho dù sở hữu đủ các nguồn lực nhưng thiếu “tâm” thì cũng sẽ thất bại.

Bản thân ông khi muốn làm tốt công việc của mình thì ngay từ đầu phải học lại như một người thợ, và phải hơn những người thợ không có may mắn được đi học đại học như mình. Sau đó, nhờ vào sự nỗ lực và tích lũy không ngừng để từng bước tạo dựng nên thành công.

Tỷ phú Trần Bá Dương cho rằng, thất bại hay sai lầm cũng chỉ là một điều mà ai cũng phải đối mặt. Nhưng nếu sai về tâm thế thì đó là cái sai lớn nhất trong cả cuộc sống và kinh doanh. Đừng để bản thân nản lòng, mất tự tin chỉ vì công việc không như ý muốn. Nếu chưa đúng thì mình điều chỉnh liên tục cho phù hợp.

Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang: “Không nhất thiết phải làm cái gì to tát, lớn lao mà hãy làm điều tốt hơn mỗi ngày"


Sắp 2022 rồi, đừng bỏ lỡ 1 nhân tố 2 chữ mà các tỷ phú đều đặt lên hàng đầu: Ai cũng biết, nhưng chỉ người làm được mới ngày càng thành công - Ảnh 3.

Ngày đầu khởi nghiệp, ông chủ Masan chỉ khao khát làm một cái gì đó cho đất nước, dù thừa nhận nó không to tát. Đầu tiên là câu chuyện của mình, gia đình, rồi khi phát triển lên suy nghĩ sẽ rộng hơn, mình phải làm thế nào để bạn bè anh em thành công theo cái mà họ biết làm tốt nhất. Sau khi phát triển hơn nữa thì thấy ý nghĩa việc mình làm lớn hơn, đó là cống hiến cho xã hội.

Ông Nguyễn Đăng Quang cho biết: “Không nhất thiết bạn phải làm cái gì to tát, lớn lao hãy làm một cái điều tốt hơn mỗi ngày, và nếu bạn làm được cho nhiều người thì giá trị sẽ rất lớn”.

Do đó, để khởi nghiệp thành công, ông cho rằng, trước hết phải tránh việc “cứ làm đi rồi tính”. Đúng là bạn cần phải làm, nhưng “làm” ở đây không phải là bắt đầu một cách bừa bãi, không suy tính mà vẫn cần những kế hoạch và quy trình chặt chẽ để tối đa hóa cơ hội và kiểm soát được rủi ro.

Đó chính là thái độ làm việc nghiêm túc từ những gì nhỏ nhất.

Bill Gates: “Những năm 20 tuổi, tôi chưa từng nghỉ ngơi ngày nào, một ngày cũng không”


Sắp 2022 rồi, đừng bỏ lỡ 1 nhân tố 2 chữ mà các tỷ phú đều đặt lên hàng đầu: Ai cũng biết, nhưng chỉ người làm được mới ngày càng thành công - Ảnh 4.

Năm 1975, ở tuổi 19, Bill Gates đã quyết định bỏ học tại Đại học Harvard để xây dựng Microsoft cùng người cộng sự thân thiết Paul Allen. Sau đó là chuỗi ngày làm việc chưa từng nghỉ ngơi, thậm chí không có cuối tuần của ông trong suốt giai đoạn độ tuổi 20.

"Thực sự là tôi không tin vào những ngày cuối tuần. Tôi cũng không tin vào những kỳ nghỉ”, vị tỷ phú cho biết.

Ông ngồi trong văn phòng nhiều đến mức ông thuộc lòng biển số xe của những người đến đây làm việc. Thậm chí, những nhân viên này đến và đi khi nào, làm tổng cộng bao nhiêu thời gian, ông đều nắm rõ trong lòng bàn tay.

Trước tinh thần làm việc không ngừng nghỉ như vậy, Bill Gates giống như một 'taskmaster' - một người yêu cầu mọi người phải làm việc cực kỳ chăm chỉ. Ông khiến cho các nhân viên xung quanh đều phải nỗ lực liên tục để thúc đẩy bản thân tiến lên phía trước.

Bản thân Gates không khuyến khích tất cả mọi người làm theo điều đó, nhưng không thể phủ nhận rằng, chính thái độ làm việc nghiêm túc và cần mẫn này là một nhân tố giúp ông ngày càng thành công. Dưới bàn tay lãnh đạo của Bill Gates, Microsoft đã trở thành một công ty lớn mạnh, đạt giá trị vốn hoá lên tới hơn 1 nghìn tỷ USD. Ông cũng trở thành cái tên quen thuộc trong danh sách những người giàu nhất thế giới.

Có thể thấy rằng, tinh thần làm việc chăm chỉ là điều cần thiết trong những năm đầu tiên xây dựng sự nghiệp, đặc biệt là nếu bạn muốn trở nên thành công, đạt được những thành tựu to lớn.

Ông chủ KFC: “Hãy cứ coi thất bại như hòn đá kê chân”


Sắp 2022 rồi, đừng bỏ lỡ 1 nhân tố 2 chữ mà các tỷ phú đều đặt lên hàng đầu: Ai cũng biết, nhưng chỉ người làm được mới ngày càng thành công - Ảnh 5.

Thất bại 1009 lần và chỉ trở thành triệu phú ở tuổi 88, câu chuyện thành công của Harland Sanders - ông chủ chuỗi KFC chính là bằng chứng chân thật nhất về thái độ kiên trì, đầy nhiệt huyết của một người khi đương đầu với khó khăn.

Từ năm 16 tuổi, Harland Sanders đã phải bỏ học để bắt đầu với cuộc sống mưu sinh. Ông xin vào làm việc và liên tục bị đuổi việc 4 lần trong vòng 1 năm. Mãi tới khi vừa làm nấu ăn kiêm rửa chén trong một quán café, ông mới tìm thấy niềm đam mê của mình qua công việc nấu nướng.

Harland Sanders đã nghĩ ra các ý tưởng chế biến những món ăn nhanh với nhiều loại nước sốt hoàn hảo phục vụ các khách hàng dừng chân ở trạm xăng. Những món ăn của ông là lựa chọn hoàn hảo cho những cá nhân và gia đình bận rộn.

Tuy nhiên, do sự sụt giảm nghiêm trọng của nền kinh tế những năm 1950, việc kinh doanh của Harland Sanders đã lâm vào thất bát khiến ông buộc phải bán toàn bộ tài sản để đóng thuế. Gia tài duy nhất còn lại chỉ là tờ séc 105 USD tiền trợ cấp xã hội.

Tuy vậy, đối với Harland Sanders thì “thất bại chỉ như một hòn đá kê chân”. Ở tuổi 65, với số tiền ít ỏi trong tay, ông vẫn tiếp tục tạo ra công thức chế biến gà rán và những gói gia vị đặc biệt. Harland Sanders đã phải rong ruổi khắp nơi, gõ cửa từng nhà để bán công thức chế biến gà rán của mình cho các chủ cửa hàng.

Với một thái độ kiên trì, bền bỉ hiếm có, sau 1009 lần bị từ chối và cũng là 1009 lần rơi vào cảm giác thất vọng, người đàn ông này mới nhận được cái gật đầu đầu tiên. Đó chính là nền tảng đầu tiên để ông mở rộng hơn 600 cửa hàng nhượng quyền kinh doanh thương hiệu gà rán của mình năm 1964.

Walt Disney: “Cách để bắt đầu mọi thứ chính là ngừng nói và hãy làm đi!”


Sắp 2022 rồi, đừng bỏ lỡ 1 nhân tố 2 chữ mà các tỷ phú đều đặt lên hàng đầu: Ai cũng biết, nhưng chỉ người làm được mới ngày càng thành công - Ảnh 6.

Walt Disney là thương hiệu này gắn liền với tuổi thơ của hàng triệu người trên thế giới, sở hữu tổng giá trị tài sản khổng lồ. Ông chủ của đế chế này chính là minh chứng hoàn hảo cho việc: Hoàn cảnh và trình độ học vấn không quyết định bạn sẽ trở thành người như thế nào mà chìa khóa nằm ở năng lực và thái độ nhìn nhận của bạn trước vấn đề.

Ngay từ những bước đầu tiên, mọi người đều không tin tưởng nhưng Walt vẫn làm. Hay đến sau này, khi mọi người cho rằng ông sẽ dừng lại và tận hưởng vòng nguyệt quế, Walt vẫn tiếp tục. Đó chính là thái độ quyết tâm, tin tưởng vào bản thân vững vàng đến hiếm có.

Kết quả đạt được cuối cùng chính là loạt series ngày càng thành công vang dội từ Snow White, Cinderella, Alice in Wonderland cho đến Fantasia. Tiếp nối sau đó chính là một công viên giải trí dành cho các gia đình - Disneyland, thu hút hàng trăm triệu lượt khách mỗi năm, đem lại cho ông doanh thu khổng lồ.

“Chúng ta phải luôn tiến về phía trước, mở những cánh cửa mới và đón nhận những điều mới, bởi vì chúng ta luôn tò mò và sự tò mò sẽ đem đến những điều kỳ diệu”, Walt Disney chia sẻ.

Với tinh thần đó, thái độ đó, Walt Disney đã đích thân đi bộ quanh công viên và kiểm tra mọi lối đi, để ý đến từng chi tiết và thăm dò ý kiến của khách hàng với mỗi sản phẩm. Nếu có sai sót, ông cũng sẽ là người trực tiếp kiểm định.

Nhờ vậy, dù trải qua rất nhiều thử thách trong sự nghiệp, có những lúc phải thế chấp và bán tài sản cá nhân của mình, Walt vẫn không bao giờ dao động với các quyết định của bản thân.

“Không thể” là từ chỉ dành cho những người không dám thất bại. Walt có niềm tin không lay chuyển được vào chính mình và điều mình đang làm. Giống như cách mà ông đã nói: “Cách để bắt đầu mọi thứ chính là ngừng nói và hãy làm đi!”

Có thể thấy rằng, chúng ta có thể dễ dàng nhìn ra mức độ chuyên môn của một người, nhưng thái độ mới là nhân tố ẩn sâu bên trong. Đây sẽ là chìa khóa để quyết định thành bại đời người. Dù tài năng thế nào đi nữa, nếu thiếu đi một thái độ đúng mực thì rất khó để đi xa.

Thuý Phương

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên