MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sắp bỏ kiểm dịch trứng gia cầm

30-07-2016 - 13:31 PM | Thị trường

Đây là tin vui của người chăn nuôi nhưng lại là nỗi lo của người tiêu dùng

Theo Thông tư 25 quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có hiệu lực từ ngày 15-8 thì trứng gia cầm tươi, trứng muối, trứng bắc thảo và các sản phẩm từ trứng sẽ miễn thủ tục kiểm dịch như hiện tại. Đối với trứng xuất khẩu, nếu có yêu cầu thì vẫn thực hiện kiểm dịch.

Ông Lâm Thanh Đức (chủ trại gà đẻ trứng ở huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) cho biết trước giờ, quả trứng được quản lý qua việc cấp giấy kiểm dịch nhưng phần lớn làm thủ tục theo đăng ký của chủ hàng. Chủ hàng khai không đúng vẫn được cấp giấy kiểm dịch khiến thủ tục này không còn ý nghĩa.

Còn người kinh doanh thường mua hàng từ nơi có giấy kiểm dịch mà không tự kiểm soát nguồn gốc, chất lượng vì cho đó là trách nhiệm của ngành thú y. Vì vậy, khi bỏ kiểm dịch, người kinh doanh buộc phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của mình, cơ quan nhà nước chỉ hậu kiểm và phạt nặng khi phát hiện sai phạm. Như vậy, người kinh doanh trứng sẽ phải tìm nguồn hàng đạt chuẩn.

Ông Trịnh Đức Khoa - một người nuôi gà lấy trứng ở huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai - cho rằng có những thời điểm trứng tại trại ế nhưng giá bán lẻ ở TP HCM vẫn cao ngất ngưởng. Người nuôi gà muốn đưa trứng về TP HCM tiêu thụ cũng không được vì bị ràng buộc bởi các thủ tục kiểm dịch mà chỉ “đầu nậu” mới làm được. Sắp tới, nếu bỏ kiểm dịch, ông có thể tự chở trứng lên TP HCM bán cho các tiểu thương, với giá giảm từ 300-400 đồng/quả do không qua trung gian.

Theo đại diện một doanh nghiệp (DN) kinh doanh trứng lâu năm ở TP HCM, lâu nay trứng gia cầm bị kiểm soát quá chặt dù không có nhiều mối nguy gây mất an toàn thực phẩm hoặc lan truyền dịch bệnh, nhất là khi dịch cúm gia cầm đã được kiểm soát tốt.

“Việc kinh doanh trứng gia cầm bị cản trở nhiều vì thủ tục cấp giấy kiểm dịch. Phí cấp giấy kiểm dịch không đáng kể, gần đây đã bỏ nhưng để được cấp nhanh, kịp tiến độ giao hàng, DN phải “biết điều” với cán bộ thú y. Có những khi xe giao hàng hư giữa đường, nếu là hàng thường thì chỉ cần đổi xe là đi tiếp nhưng với trứng, DN phải liên hệ cán bộ thú y để xác nhận sự việc, đổi biển số xe trên giấy chứng nhận, mất nhiều thời gian” - vị đại diện này nói.

Tuy nhiên, một DN lớn trong ngành trứng tại TP HCM lại cho rằng quy định mới sẽ tạo điều kiện cho trứng trôi nổi tràn lan và rất khó kiểm soát nếu xảy ra dịch bệnh, khi đó người tiêu dùng sẽ quay lưng với trứng, cả ngành sẽ bị thiệt hại như đã từng xảy ra.

Theo Ngọc Ánh

Người lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên