MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sắp diễn ra Lễ công bố và vinh danh Thương hiệu mạnh Việt Nam 2020-2021

12-10-2021 - 18:09 PM | Doanh nghiệp

Sắp diễn ra Lễ công bố và vinh danh Thương hiệu mạnh Việt Nam 2020-2021

Chương trình Thương hiệu Mạnh Việt Nam được xây dựng nhằm phát huy vai trò truyền thông, biểu dương kịp thời những thương hiệu Việt của các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, có nhiều thành tích ấn tượng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đóng góp tích cực cho sự phát triển của địa phương và nền kinh tế quốc gia.

20h ngày 13/10/2021, Tạp chí Kinh tế Việt Nam sẽ công chiếu Lễ công bố & vinh danh TOP 10 và TOP 100 Thương hiệu Mạnh Việt Nam năm 2020 – 2021 trên nền tảng VnEconomy và FanPage VnEconomy. Với chủ đề "Vượt thách thức" chương trình đã vinh danh những thương hiệu thể hiện khả năng thích ứng, trụ vững và tăng trưởng trong đại dịch covid-19. Những tiêu chí sáng tạo, đổi mới, ứng dụng công nghệ số trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp, điều chỉnh và thay đổi mô hình quản trị doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu của thị trường và yêu cầu của bối cảnh mới.

Lần đầu tiên trong hành trình gần 20 năm tổ chức chương trình, hoạt động công bố và vinh danh các thương hiệu mạnh đã được tổ chức theo hình thức kết hợp trực tiếp tại sự kiện và vinh danh trên nền tảng số tại nhiều điểm cầu. Với nỗ lực của Ban tổ chức và sự hưởng ứng của doanh nghiệp, chương trình đã diễn ra đúng dịp chào mừng Ngày Doanh nhân Việt Nam (13-10) kịp thời ghi nhận, tôn vinh và lan tỏa những giá trị tích cực, những thành quả ấn tượng của doanh nghiệp, doanh nhân trên cả nước.

Tham dự, chúc mừng và vinh danh các Thương hiệu Mạnh Việt Nam năm nay có sự hiện diện của đại diện lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, lãnh đạo Bộ Ngoại giao, đại diện Bộ Công Thương, lãnh đạo Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam (Vusta) cùng đại diện các hiệp hội doanh nghiệp và ngành hàng.

Chương trình Thương hiệu Mạnh Việt Nam 2021 đã tiến hành khảo sát, bình xét dựa trên hồ sơ đăng ký tham dự của các doanh nghiệp, cũng như đề cử của các hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng, các chuyên nghiên cứu thương hiệu trên cả nước và ban biên tập, bạn đọc của Tạp chí Kinh tế Việt Nam – VnEconomy – Vietnam Economic Times. Theo Thể lệ chương trình, tiêu chí bình xét gồm các tiêu chí: kết quả kinh doanh, bảo vệ thương hiệu, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, năng lực lãnh đạo, nguồn nhân lực, trách nhiệm cộng đồng của doanh nghiệp, cam kết bảo vệ môi trường, ứng dụng chuyển đổi số, phương thức sản xuất kinh doanh phù hợp và hiệu quả với bối cảnh mới. Trong đó, các tiêu chí được quan tâm đặc biệt năm nay là chỉ số đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, tái cấu trúc doanh nghiệp, điều chỉnh và thay đổi mô hình, phương thức hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp và hiệu quả với tình hình mới. Đây cũng là những cơ sở để đảm bảo việc doanh nghiệp có khả năng linh hoạt và chủ động thích ứng an toàn với diễn biến của dịch bệnh như Đảng và Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện.

Năm nay, Ban tổ chức vinh danh 109 thương hiệu Mạnh, trong đó, có TOP 10 Thương hiệu Mạnh Việt Nam, TOP 10 ngành Ngân hàng & Dịch vụ Tài chính, TOP 10 ngành Bất động sản – Xây dựng, TOP 10 ngành Công nghê dịch vụ số & Bán lẻ tiêu dùng.

TOP 10 Thương hiệu Mạnh Việt Nam năm 2020 – 2021 có tên các thương hiệu: Vietcombank, VietinBank, Techcombank, VinGroup, SunGroup, Masterises Homes, Masan, Vinamilk, Viettel và VNPT.

Thông qua chương trình Thương hiệu Mạnh Việt Nam 2020-2021, Tạp chí Kinh tế Việt Nam mong muốn:

- Tăng cường hoạt động đối thoại, chia sẻ giữa lãnh đạo các doanh nghiệp với các nhà hoạch định chính sách – nhà quản lý – và giới chuyên gia kính tế.

- Mở rộng cơ hội giao lưu, kết nối giữa CEOs các Tập đoàn, Doanh nghiệp với các đối tác trong nước và quốc tế.

- Truyền thông thúc đẩy phát triển các Thương hiệu Mạnh trên đa nền tảng báo chí và mạng xã hội nhằm lan tỏa và kết nối giá trị thương hiệu – thị trường – và cộng đồng.

- Tạo dựng và củng cố một cộng đồng các THƯƠNG HIỆU MẠNH VIỆT NAM, đại diện đủ các ngành hàng, lĩnh vực, đặc biệt thúc đẩy và phát triển các thương hiệu khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam.

Cùng với hoạt động công bố và vinh danh các Thương hiệu Mạnh Việt Nam vượt qua thách thức của đại dịch Covid-19, các chuyên đề báo chí truyền thông trên các ấn phẩm của Tòa soạn Tạp chí Kinh tế Việt Nam – VnEconomy – Vietnam Economic Times truyền đi thông điệp mạnh mẽ về giá trị thương hiệu cũng như các chiến lược xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu, là cơ sở đảm bảo năng lực cạnh tranh, sức bật tăng trưởng và phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Cũng trong khuôn khổ của Chương trình, vào sáng ngày 7/10/2021, Tòa soạn Tạp chí Kinh tế Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức Diễn đàn các nhà lãnh đạo Doanh nghiệp với chủ đề "Đảm bảo an toàn nguồn lực lao động – nền tảng của phát triển bền vững". Chủ đề đã nhận được sự quan tâm của đông đảo doanh nghiệp trên cả nước. Trước tình trạng biến động và thiếu hụt lao động tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam, đang đặt ra một bài toán khó đối với các chủ doanh nghiệp khi tái phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh. Những vấn đề cốt lõi về nguồn lao động từ chính sách của nhà nước, chính sách của doanh nghiệp cũng như các tác động cả về tâm và ý chí của người lao động trong đại dịch cũng được đề cập và phân tích. Nhiều giải pháp phù hợp và hiệu quả đã được các chuyên gia quốc tế và lãnh đạo các doanh nghiệp bàn thảo và đưa ra tại Diễn đàn.

Thông tin chi tiết về Chương trình, xin trực tiếp liên hệ:

Ms. Nguyễn Hương, Trưởng Ban Truyền thông – Sự kiện, Tạp chí Kinh tế Việt Nam

Mobile: 0903264286 Email: nguyenhuong.tbkt@gmail.com

Thương hiệu Mạnh Việt Nam do Tạp chí Kinh tế Việt nam tổ chức, đã trở thành sự kiện thường niên được mong đợi dành cho các doanh nghiệp, hội tụ đầy đủ những doanh nhân, nhà quản lý của các doanh nghiệp uy tín hàng đầu tại Việt Nam.

Chương trình Thương hiệu Mạnh Việt Nam được xây dựng nhằm phát huy vai trò truyền thông, biểu dương kịp thời những thương hiệu Việt của các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, có nhiều thành tích ấn tượng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đóng góp tích cực cho sự phát triển của địa phương và nền kinh tế quốc gia. Chương trình cũng nhằm tăng cường kết nối hợp tác giữa cộng đồng các doanh nghiệp, tạo sân chơi giao lưu văn hóa và chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển thương hiệu.

Danh sách các thương hiệu được vinh danh tại chương trình

TOP 10 Thương hiệu mạnh Việt Nam 2020-2021

1. Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

Sau 58 năm phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của kinh tế đất nước, tạo ra những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực.

Trong dịch bệnh COVID-19, Vietcombank quán triệt phương châm hành động "Chuyển đổi, An toàn, Hiệu quả, Bền vững", quan điểm chỉ đạo điều hành "Trách nhiệm – Hành động – Sáng tạo", nỗ lực thực hiện việc phòng chống dịch hiệu quả, chia sẻ với khách hàng.

2. Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank)

Ra đời từ năm 1988, Vietinbank luôn hoạt động với sứ mệnh tiên phong trong phát triển đất nước trên cơ sở mang lại giá trị tối ưu cho khách hàng, cổ đông và người lao động.

Trong thời gian tới, Vietinbank đặt mục tiêu tới năm 2030 lọt vào Top 20 ngân hàng mạnh nhất Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương; đến năm 2045 là ngân hàng mạnh nhất và uy tín nhất Việt Nam.

3. Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)

Là một trong những ngân hàng cổ phần lớn nhất tại Việt Nam, Techcombank trung thành với chiến lược lấy khách hàng làm trung tâm trong việc cung cấp các giải pháp và dịch vụ ngân hàng đa dạng, bao gồm khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp tại Việt Nam thông qua mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc.

4. Tập đoàn Vingroup – CTCP (Vingroup)

Với mong muốn đem đến cho thị trường những sản phẩm - dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế và những trải nghiệm hoàn toàn mới, ở bất cứ lĩnh vực nào Vingroup cũng chứng tỏ vai trò tiên phong, dẫn dắt xu hướng tiêu dùng.

Vingroup đã làm nên những điều kỳ diệu để tôn vinh thương hiệu Việt và tự hào là một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam.

5. Công Ty Cổ phần Tập Đoàn Mặt Trời (Sun Group)

Là doanh nghiệp trẻ tại Việt nam theo mô hình tập đoàn, Sun Group đã chứng tỏ mình là một doanh nghiệp hàng đầu với rất nhiều dự án qui mô lớn tại cả 3 miền.

Trong tương lai, Sun Group phấn đấu trở thành một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân đẳng cấp hàng đầu để xây dựng một thương hiệu Việt đẳng cấp, góp phần đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của thế giới.

6. Công ty TNHH Phát Triển Bất Động Sản Masterise Homes (Masterise Homes)

Là doanh nghiệp ghi dấu ấn với các dự án bất động sản cao cấp mang thương hiệu Masteri, Millennium và M-One. Masterise Homes liên tục cập nhật, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình phát triển các dự án, mang đến cho khách hàng giá trị vượt trội trong từng sản phẩm, đóng góp các giá trị bền vững cho thị trường bất động sản Việt Nam.

7. Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (Masan Group)

Masan Group là một trong những công ty lớn nhất trong khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam, tập trung hoạt động trong ngành hàng tiêu dùng và tài nguyên của Việt Nam.

Tầm nhìn của Masan Group là trở thành một Tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu tại Việt Nam xét về quy mô, lợi nhuận; trở thành đối tác có tiềm năng tăng trưởng và nhà tuyển dụng được ưa thích ở Việt Nam.

8. Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)

Là tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam với hệ thống 12 trang trại chuẩn quốc tế trải dài khắp đất nước, Vinamilk xác định tầm nhìn chiến lược dài hạn để tiếp tục duy trì vị trí số 1 tại thị trường Việt Nam và tiến tới mục tiêu trở thành 1 trong Top 30 Công ty Sữa lớn nhất thế giới về doanh thu.

9. Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel Group)

Trong thời gian tới, Viettel Group đặt mục tiêu chuyển đổi từ công ty dịch vụ viễn thông thành công ty cung cấp dịch vụ số, tăng trưởng doanh thu sang các lĩnh vực sản phẩm, dịch vụ mới trên nền tảng số, tạo ra mô hình kinh doanh với ưu thế vượt trội về công nghệ, giữ vững vị trí số 1 về lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin trong nước.

10. Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam (VNPT)

Khát vọng lớn, nỗ lực từng ngày cùng tầm nhìn đã giúp VNPT lựa chọn định hướng là phải trở thành nhà cung cấp dịch vụ số hàng đầu tại Việt Nam vào năm 2025. Từ khát vọng này, VNPT xác định vai trò dẫn dắt trong việc xây dựng chính quyền và nền kinh tế số tại Việt Nam, trở thành lá cờ đầu trong chuyển đổi số tại Việt Nam.

TOP 10 Thương hiệu mạnh ngành Ngân hàng và dịch vụ tài chính: Agribank, MB Bank, Sacombank, VNDirect, HDBank, OCB, Bảo Long, SeABank, VINARE, DOJI

TOP 10 ngành Bất động sản – Xây dựng: ECOPARK, VSIP JSC, FLC Group, BRG Group, Sunshine Group, HOASEN Group, Phú Long, ANGIA Group, Hung Thinh Land, An Cường.

TOP 10 ngành Dịch vụ số - Bán lẻ: Vietnam Post, FPT, Mobifone, EMS Việt Nam, Thế giới di động, Vietlott, Tân Á Đại Thành, Vissan, King Coffee, Yến sào Khánh Hòa.

Theo Hà My

Doanh nghiệp và tiếp thị

Trở lên trên