MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sau 10 năm tốt nghiệp, tôi nhận ra: Khoảng cách giữa đứa trẻ sinh ra trong gia đình giàu và nghèo không chỉ ở tài nguyên, tiền bạc, mà then chốt nằm ở tầm nhìn, cách lựa chọn

26-08-2021 - 08:42 AM | Sống

Tầm nhìn và suy nghĩ là thứ sẽ quyết định bạn có thể đi được bao xa. Chính vì vậy khi giáo dục con cái, hãy cho chúng một môi trường sống và tư tưởng phát triển đúng đắn, tích cực nhất!

Một người mẹ sinh năm 1985 từ nông thôn lên thành phố lập nghiệp chia sẻ:

"Từ một người con gái không có kinh nghiệm chăm lo con cái đến một người mẹ tất bật với công việc gia đình hằng ngày. Con tôi giờ đây đã vào lớp 1, trải qua bao sự lo lắng, cuối cùng tôi đã học được cách bình thản đối diện với mọi thứ. Có đôi lúc, thực tế mà hiện tại chúng ta nhìn nhận sẽ khác xa với những gì trước đây chúng ta từng nghĩ..."

Sau 10 năm tốt nghiệp, trải qua đủ loại thăng trầm của cuộc sống, người phụ nữ này nhận ra:

Những người giàu và nghèo có thể phát sinh khoảng cách từ khi họ còn là những đứa trẻ. Thông qua ảnh hưởng về nền giáo dục của cha mẹ mang lại, môi trường sống gia đình hòa thuận hay không,... sẽ liên quan rất lớn đến thành tựu của bọn trẻ và địa vị xã hội của chúng sau này.

Giữa đứa trẻ sinh ra trong gia đình giàu và nghèo, không chỉ có sự khác biệt về tài nguyên, tiền bạc, mà còn khác biệt lớn về tầm nhìn, cách lựa chọn...

Sau 10 năm tốt nghiệp, tôi nhận ra: Khoảng cách giữa đứa trẻ sinh ra trong gia đình giàu và nghèo không chỉ ở tài nguyên, tiền bạc, mà then chốt nằm ở tầm nhìn, cách lựa chọn - Ảnh 1.

 Tầm nhìn về một sự việc nào đó

Lấy bản thân mình làm ví dụ, người mẹ cho rằng bởi vì bản thân xuất thân từ nông thôn, nên dù là lúc đăng ký học chuyên ngành hay sau khi tốt nghiệp đi tìm việc làm, đều có xu hướng chạy theo những ngành nghề đang hot, kiếm ra nhiều tiền.

Lúc đó, cô ấy rõ ràng rất thích văn học, nhưng ai cũng bảo nhà văn kiếm được mấy đồng, vì vậy cô ấy đã đăng kí vào ngành tiếng Anh mà bản thân không hề thích.

Sau khi tốt nghiệp, cô ấy xin vào làm ngoại thương. Được vài năm thì cô ấy lại đổi công ty, tìm đối tượng để lập gia đình.

Tại sao lúc đó cô ấy không chọn công việc mà cô ấy thích để sau này không cần nhảy việc?

Bởi vì lúc đó cô ấy mãi đắn đo xem đi theo phương hướng nào sẽ kiếm được nhiều tiền hơn.

Lúc mới đầu, cô ấy cũng suy nghĩ rất nhiều về việc chọn nghề mình thích, hoặc chuyển ngành rồi tìm công việc liên quan đến văn học, nhưng cô ấy không dám, cô ấy sợ không được trả lương, không đủ tiền nuôi sống bản thân.

Nhiều người trong chúng ta cũng vậy, từ bỏ thứ mình thích, từ bỏ cơ hội lớn, chỉ vì không dám chấp nhận mạo hiểm, sợ rủi ro.

Sau 10 năm tốt nghiệp, tôi nhận ra: Khoảng cách giữa đứa trẻ sinh ra trong gia đình giàu và nghèo không chỉ ở tài nguyên, tiền bạc, mà then chốt nằm ở tầm nhìn, cách lựa chọn - Ảnh 2.

Nhưng đa số những đứa trẻ sinh ra trong nhà giàu lại có lựa chọn ngược lại. Chúng kế thừa được sự tự tin mà những đứa trẻ gia cảnh nghèo khó có được.

Lớp tôi có một bạn nữ như vậy, thích vẽ tranh nhưng bị chuyển sang khoa tiếng Anh, thế là ngày ngày trốn học đi xem triển lãm hoặc ở trong ký túc xá vẽ tranh.

Lúc đó, nhiều bạn bè cùng lớp đã giễu cợt bảo cô ấy tùy hứng, ỷ nhà có tiền, điều kiện gia đình tốt mà không cố gắng học, chắc chắn sau này không thể tốt nghiệp được. Nhưng sau này cô ấy lại rất thành công, trở thành một họa sĩ nổi tiếng trên mạng xã hội.

Những đứa trẻ nhà giàu mới có quyền ưu tiên sở thích lên hàng đầu, còn những đứa trẻ bình thường chỉ có thể lao đầu vào tìm việc kiếm ra nhiều tiền. Nhiều người vì nghĩ như thế, nên sau vài năm, mọi lý tưởng hay ước mơ ban đầu của họ theo nếp sống này mà dần bị xóa mờ...

Chúng ta không có quyền chê trách ai, bởi hoàn cảnh thực sự là thứ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời của mỗi người.

Vì con nhà giàu có tài chính mạnh, nên họ dám can đảm tiếp tục thử sai, bỏ vốn ra làm lại từ đầu, học hỏi từ thất bại. Họ cũng sẽ không dễ dàng bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài.

Nhưng con nhà nghèo cũng có quyền lựa chọn cho tương lai của mình. Chỉ là đường đi của chúng ta phải qua nhiều lối rẽ hơn, gặp nhiều chông gai hơn. Thế nên, mong bạn hãy luôn kiên định với ước mơ ban đầu của mình.

Sau 10 năm tốt nghiệp, tôi nhận ra: Khoảng cách giữa đứa trẻ sinh ra trong gia đình giàu và nghèo không chỉ ở tài nguyên, tiền bạc, mà then chốt nằm ở tầm nhìn, cách lựa chọn - Ảnh 3.

Cách đối mặt với nghịch cảnh

Nhiều người ngày nay vì bất mãn với đời sống thực tại mà lên mạng tỏ thái độ thù địch ở khắp mọi nơi. Họ nghĩ chỉ cần dùng một nick ảo là có quyền phát ngôn chê trách, lên án người khác.

Mỗi khi cuộc sống trở nên tồi tệ, thì họ lại dùng cách này để xả stress. Lâu dần, tự hình thành một thói quen xấu, chính là cảm thấy mình xui xẻo là do lỗi người khác. Tâm lý ghét người giàu có cũng xuất phát từ điểm này...

Đa phần những bạn trẻ tôi gặp qua đều có một sự khác biệt:

Phần lớn những bạn trẻ sinh ra trong gia đình giàu có, khi gặp nghịch cảnh sẽ không tập trung vào việc phàn nàn, mà thay vào đó là lý trí tìm cách giải quyết. Bọn họ biết rõ khó khăn chỉ là tạm thời, nên tập trung xử lý vấn đề còn hơn.

Đây cũng là lý do tại sao những người giàu có dù rơi vào nghịch cảnh vẫn có thể trở lại sau bao lần phá sản. Vì họ có một thái độ sống tích cực dù đối mặt với tình huống nào.

Ngược lại, nhiều bạn trẻ xuất thân trong gia đình nghèo khó, khi còn nhỏ lúc nào cũng phải đối diện với những lời chê trách, phàn nàn, không hài lòng về cuộc sống của các bậc phụ huynh. Dẫn đến khi trưởng thành, họ cũng như vậy, trở thành người chỉ biết trốn chạy về chê trách xã hội...

Tầm nhìn và suy nghĩ là thứ sẽ quyết định bạn có thể đi được bao xa. Chính vì vậy khi giáo dục con cái, hãy cho chúng một môi trường sống và tư tưởng phát triển đúng đắn, tích cực nhất!

Theo Cẩm Thi

Doanh nghiệp và tiếp thị

Trở lên trên