Sau 13 năm ròng rã 'ế khách' còn bị tuyên bố 'phá sản', NM Đóng tàu Dung Quất vừa chốt được đơn hàng đóng tàu mới cho Hà Lan
Sau 13 năm sau chiếc tàu cuối cùng được đóng ở DQS thì DQS cũng dành được hợp đồng đóng mới 4 tàu container có trọng tải 5.000 DWT chạy bằng năng lượng sạch - hydro.
- 10-08-2024Quảng Ngãi: Hoạt động của Nhà máy đóng tàu Dung Quất đã khởi sắc tích cực
- 08-04-2024Sản lượng bán thép quý 1/2024 của Hòa Phát tăng 34%, cập nhật tiến độ 'đại' dự án Dung Quất 2
- 08-03-2024Phản ứng của ông Trần Đình Long khi được báo về chuyến đi lớn nhất lịch sử sàn chứng khoán: 800 nhà đầu tư đăng ký tham quan Hòa Phát - Dung Quất, gấp 3 lần dự kiến
Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Dung Quất (DQS) vừa tổ chức lễ cắt tôn con tàu thứ nhất trong series tàu đa năng 5.000 DWT cho chủ tàu Handelskade (Hà Lan). Ông Nguyễn Hồng Chiến - Phó Tổng Giám đốc DQS cho biết, series tàu 5.000 DWT đóng mới tại DQS lần này có số lượng 4 tàu, có ký hiệu vỏ theo thiết kế DQS-01; DQS-02; DQS-03 và DQS-04. Các tàu sẽ có chiều dài toàn bộ 99,96m; rộng 13,6m; chiều cao mạn 6.80m; mớn nước theo thiết kế 5.20m.
Tàu được thiết kế bởi nhà thiết kế CMT ENGINEERING (Romania) và phân cấp Đăng kiểm RINA (Italia).
Đây là hợp đồng mới sau hàng thập kỷ của Nhà máy đóng tàu Dung Quất. Được biết, DQS hiện là đơn vị chủ quản của nhà máy đóng tàu Dung Quất, được Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy thành lập vào năm 2006. Thực hiện chủ trương tái cơ cấu Vinashin, từ tháng 7/2010, Vinashin đã bàn giao DQS sang Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (OVN). Hiện, khoảng 1.200 người làm việc ở đây.
Thời điểm mới xây dựng, Nhà máy đóng tàu Dung Quất được kỳ vọng sẽ là “người khổng lồ”, gánh trên vai sứ mệnh đưa Việt Nam trở thành một trong những cường quốc về đóng tàu trong khu vực và trên thế giới.
Nhà máy đóng tàu Dung Quất có công suất thiết kế giai đoạn I với mục tiêu đóng mới khoảng 600 nghìn tấn tàu/năm; giai đoạn 2 nâng công suất đóng mới lên 1,1 triệu tấn/năm.
Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế thế giới và những sai lầm từ Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) đã biến DQS trở thành một nhà máy hoang tàn khi được chuyển giao về về PVN năm 2010. Sau khi tiếp nhận, PVN đã tái cơ cấu Nhà máy đóng tàu Dung Quất để duy trì và tiếp tục hoạt động.
Ghi nhận, PVN đã đầu tư vào DQS 1.915 tỷ đồng vốn điều lệ, hỗ trợ gần 3.500 tỷ đồng để trả nợ các ngân hàng. Từ khi PVN tiếp nhận, DQS đã cải hoán, đóng mới và sửa chữa hàng loạt tàu thuyền trong và ngoài nước.
Năm 2023, Nhà máy này thuộc nhóm 12 dự án thua lỗ, yếu kém mà ngành công thương được Chính phủ chỉ đạo tích cực tháo gỡ. PVN cũng có đề xuất phá sản nhà máy đóng tàu Dung Quất và chịu mất 5.000 tỷ đồng
Như vậy, tin đóng tàu mới là điểm sáng cho Nhà máy. Sau 13 năm sau chiếc tàu cuối cùng được đóng ở DQS thì DQS cũng dành được hợp đồng đóng mới 4 tàu container có trọng tải 5.000 DWT chạy bằng năng lượng sạch - hydro.
Nhịp sống thị trường