MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sau 2 cú giảm "thần sầu quỷ khốc", P/E của các cổ phiếu lớn "đắt - rẻ" như thế nào?

Sau khi công bố BCTC 2017 với lợi nhuận sau thuế 5.440 tỷ đồng – tăng 55% và sau khi giảm sàn phiên 05/02, P/E của VIC đã giảm từ 104 xuống 50 lần.

Sau 2 cú sụt giảm "thần sầu quỷ khốc" ngày 05/02 và 06/02, Vn-Index bị thổi bay hơn 93 điểm cùng 14 tỷ USD giá trị vốn hóa. Trong tình cảnh đó, các bluechips hàng đầu thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã đánh mất 10 – 14% giá trị. Điều có phần phi lý là cơn chấn động nói trên diễn ra khi các doanh nghiệp đã công bố báo cáo tài chính năm 2017 với con số lợi nhuận tăng trưởng tích cực so với năm trước.

Chính vì thế, nếu như vài ngày trước, nhà đầu tư còn e ngại khi chỉ số định giá P/E của hàng loạt bluechips đã bị đẩy lên mức cao ngất ngưởng, thì khép lại phiên giao dịch ngày 06/02, P/E của những cổ phiếu vốn hóa lớn nhất sàn HOSE đã giảm đáng kể.

Sau 2 cú giảm thần sầu quỷ khốc, P/E của các cổ phiếu lớn đắt - rẻ như thế nào? - Ảnh 1.

Có thể thấy sự thay đổi rất lớn tại cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup. Vào ngày 20/11/2017, P/E của VIC là 104 lần – đứng thứ 2 toàn thị trường. Sau khi công bố BCTC 2017 với lợi nhuận sau thuế 5.440 tỷ đồng – tăng 55% và sau khi giảm sàn phiên 05/02, P/E của VIC đã giảm một nửa xuống 50 lần.

P/E của SAB cũng đã giảm từ 40 xuống 31,7 lần.

Sau 2 cú giảm thần sầu quỷ khốc, P/E của các cổ phiếu lớn đắt - rẻ như thế nào? - Ảnh 2.

Trong danh sách này, chỉ có CTD và REE đang có P/E dưới 10 lần còn HPG - từ mức P/E 8 lần hồi cuối tháng 11/2017, giờ là 11. Bình quân P/E của top 30 đang là 21,8 lần. Các cổ phiếu có P/E thấp hơn mức bình quan này là PNJ, GAS, KDH, DHG, MWG, VJC, BID, MBB, SSI, CTG, HPG, VPB, FPT, CTD và REE.

Nếu loại trừ 4 cổ phiếu cao nhất là ROS, VIC, VRE, BHN thì P/E bình quân của nhóm này là 19,4 lần.

Hải Thanh

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên