Sau 2 năm công chứng sang tên, chủ đất tá hoả phát hiện trước mảnh đất của mình ghi dòng chữ: “Đất tranh chấp không mua”
Hơn 2 năm sau thời điểm mua mảnh đất 60 m2 tại khu Đông Tp.HCM, mới đây anh M (quận 12, Tp.HCM) xuống thăm đất tá hoả khi ngay trước mảnh đất của mình ghi dòng chữ: “Đất tranh chấp không mua”.
- 30-05-2023Cuộc đua tiện ích dự án: “Át chủ bài” thời khó của nhiều chủ đầu tư
- 30-05-2023Một khu vực quen thuộc với giới trẻ tại Hà Nội giá nhà đất lên tới 1 tỷ đồng/m2, môi giới khẳng định: “Muốn làm hàng xóm ở đây phải có vài chục tỷ đồng trong tay”
- 30-05-2023Hết thời môi giới "tay ngang" hay "lính mới" cũng kiếm tiền dễ dàng, giờ chỉ còn môi giới kỳ cựu trụ lại chờ đợi
Liên hệ môi giới bán hàng cho mình, anh M nhận được câu trả lời là: “không biết”.
Không loại trừ khả năng bị “môi giới phá” trong quá trình rao bán miếng đất, anh M tìm cách xoá dòng chữ.
Mảnh đất này anh M mua vào thời điểm cuối năm 2021, nằm trong khu dân cư hiện hữu, đã công chứng chuyển nhượng sang tên vợ chồng anh. Vào cuối năm 2022 anh M có đăng tin ở trên các trang rao bán nhà đất và nhờ môi giới khu Đông chào bán. Tuy nhiên, do thị trường yếu thanh khoản, lô đất vẫn chưa bán được.
Mới đây, ghé thăm miếng đất, anh M tá hoả khi ngay trước mảnh đất được ghi dòng chữ rất to bằng sơn màu đen với nội dung: “Đất tranh chấp không mua”.
Đang trong giai đoạn rao bán miếng đất, gặp sự việc này khiến anh M vô cùng tức giận. Đất pháp lý rõ ràng, không thuộc diện tranh chấp nhưng ai đó đã ghi như vậy là cố tình “phá”.
Thực tế, những trường hợp như vậy không quá hiếm trên thị trường bất động sản. Việc các môi giới làm ăn với nhau không hợp, phá nhau vẫn âm thầm diễn ra ở một số khu vực. Trường hợp này xảy ra khi chủ đất gửi sản phẩm cho nhiều môi giới cùng lúc. Tuy nhiên, do tranh chấp về quyền lợi, hoặc tìm cách ghim hàng bán độc quyền (nắm chủ), một số môi giới đã nghĩ ra những chiêu trò như trên. Cách “dìm hàng” này mục đích của môi giới là để mảnh đất khó có người hỏi mua hoặc môi giới khác không thể dẫn khách xem.
Khi đất nóng sốt, các chiêu trò “dìm giá” hay “thổi giá” vẫn thường xuyên xảy ra. Khi thị trường yếu thanh khoản, việc tranh giành nguồn hàng đa phần xuất phát từ mâu thuẫn cá nhân của chủ đất với môi giới hoặc của môi giới với nhau. Theo lời anh M. anh không có bất cứ mâu thuẫn nào với môi giới bất động sản. Việc anh gửi sản phẩm cho nhiều môi giới cùng lúc cũng là điều bình thường.
“Có thể việc này xuất phát từ mâu thuẫn giữa các môi giới với nhau, tôi cũng không nắm được. Tuy nhiên, nội dung xấu ghi trước mảnh đất khiến việc chào bán sản phẩm của tôi gặp khó khăn”, anh M cho biết.
Nhịp sống thị trường