Sau 25 tuổi, đây là 10 điều bạn nhất đinh phải hiểu rõ để 30 năm sau bản thân không hối hận
Sau 25 tuổi, bạn nhất định phải học cách hỏi thạt nhiều câu "tại vì sao?", chỉ có như vậy bạn mới trưởng thành sớm được, giúp bạn càng hiểu hơn những vấn dề mà trước nay bạn chưa hiểu rõ.
- 03-05-2018Hội chứng "những đứa trẻ to xác": Bi kịch về cuộc đời rệu rã của một thế hệ người trẻ mãi... không muốn trưởng thành
- 08-04-20189 trường hợp cha mẹ cần kiên quyết nói KHÔNG với trẻ nếu muốn con hạnh phúc và thành công khi trưởng thành
- 26-03-20187 sự thật bạn cần mạnh dạn đối diện trong cuộc sống để thực sự trưởng thành
- 02-03-2018Thế hệ 9X mà bây giờ vẫn ngửa tay xin tiền bố mẹ, thì đừng mong trưởng thành nhận thức
Thế giới này có quá nhiều việc đợi chúng ta đi khám phá, vì vậy tuổi 25 bạn có thể xem mình như một mặt hàng, ví như một trái táo trong sạp hàng hoa quả, suy nghĩ làm sao để nổi bật mình cho khách hàng lựa chọn.
Tác giả của cuốn "Để 10 năm sau bản thân không hối hận" đề xuất rằng: "Nếu bạn chỉ mới 20 hoặc 30 tuổi, bạn chỉ nghĩ đến việc làm thế nào để tránh đi những rắc rối và ngốc nghếch lãng phí thời gian của mình, nhưng đến khi 40 tuổi, bạn sẽ rất khó khăn để trở thành mục tiêu lựa chọn của các bên.
Ngược lại, nếu có thể chiến đấu hết mình trong thời gian này, nhất định bạn sẽ tiếp nhận một cách dễ dàng và đẹp đẽ thời khắc 40, 50 của mình".
1. Hiểu rõ mình muốn làm gì
Cuộc sống là phải hiểu rõ giá trị bản thân mình, hiểu rõ ý nghĩa cuộc sống của chính mình, biết mình muốn làm gì và có thể làm được những gì. Cuộc sống sẽ trở nên khó khăn nếu như bạn không biết được bạn đang làm cái gì.
Tự hỏi chính mình rằng: sau 25 tuổi bạn thích hợp và thích làm việc gì, bạn cần phải suy nghĩ thật kỹ vấn đề này, cố gắng định hình thật rõ ràng con đường mà bạn cần đi, bạn càng sớm suy nghĩ tới điều này thì càng sớm gặp được mục tiêu của mình.
2. Sớm bồi dưỡng chuyên ngành của mình
Trên thương trường công việc thì đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, không có gì hơn là đào tạo kỹ năng chuyên môn của bạn, khiến cho bạn càng sớm trở thành một chuyên gia.
Khi bạn đã biết được bản thân muốn làm gì, thích làm gì thì bạn phải sớm bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cần thiết, ngay cả khi bạn chưa tới ngưỡng 30, bạn cũng nhất định cố gắng để trở thành nhân tài trong lĩnh vực mà mình chọn.
3. Bồi dưỡng thói quen đọc sách báo
Bồi dưỡng thói quen đọc sách báo thực sự rất khó khăn, nhưng cho dù thói quen đọc sách có tác dụng trong sức cạnh tranh của mỗi người trong tương lai hay không thì đây vẫn là điều kiện mà ai cũng cần phải trang bị.
4. Trở thành người độc lập về tài chính
Nếu bạn có thể độc lập về tài chính của mình thì bạn đã xuất sắc hơn người khác rất nhiều rồi. Điều đó chứng tỏ bạn đang có một công việc tốt và kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.
Mỗi người đều nên luyện cho mình trở thành một cá nhân độc lập về tài chính, ngay cả khi bạn không có ai bên cạnh chăm sóc thì bạn vẫn có một cuộc sống thật rực rỡ.
Hãy thử nghĩ xem, khi mình dùng chính đồng tiền của mình tự làm ra để mua đồ cho chính mình thì tuyệt biết bao nhiêu?
5. Hiểu rõ câu hỏi "tại sao"
Phải hỏi đúng vấn đề thì bạn mới nhận lại được câu trả lời đúng, những người hay hỏi câu "làm sao mới có thể làm được" thường có cơ hội thành công hơn so với những người thường hỏi "tại sao lại phải làm việc này".
Bạn đặt ra câu hỏi như thế nào sẽ quyết định bạn nhận lại được câu trả lời ra sao. Đưa ra một câu hỏi đúng cũng là một trong những chìa khóa của thành công.
Tại vì sao có nhiêu người thành công hơn bạn? Vì sao nhiều người hiểu biết nhiều hơn bạn? Muốn thành công thì bạn phải nắm rõ những nguyên nhân này.
Có một tác giả đã từng nói rằng: "Cái gọi là "suy nghĩ nông cạn" cũng giống như ý nghĩa mặt chữ của nó, nghĩa là suy nghĩ chưa được sâu sắc, chỉ nghĩ đến mặt ngoài của sự việc. Chính vì không suy xét kĩ càng nên khi được hỏi "rốt cuộc có ý nghĩa gì" thì căn bản sẽ không trả lời được.
Sau 25 tuổi, bạn nhất định phải học cách hỏi thạt nhiều câu "tại vì sao?", chỉ có như vậy bạn mới trưởng thành sớm được, giúp bạn càng hiểu hơn những vấn dề mà trước nay bạn chưa hiểu rõ.
6. Thiết lập quan hệ tốt với người khác
Lúc bạn còn trẻ, bạn nên không ngừng kết giao tình bằng hữu với nhiều người và sau đó tiếp tục duy trì tình bạn tốt với họ. Trong cuốn "Tuổi hai mươi, quyết định một đời con gái", tác giả đã từng viết: "Bạn bè nên học hỏi lẫn nhau, như vậy mới có thể ngày càng tiến bộ, thiết lập mối quan hệ tốt đẹp lâu dài".
Thiết lập mối quan hệ tốt với mọi người chính là mấu chốt của thành công, để có được những mối quan hệ tốt đẹp, bình thường bạn phải luôn có gắng bồi dưỡng, chủ động liên hệ với đối phương và luôn giúp đỡ họ khi họ cần.
7. Chăm sóc gia đình và nửa kia của mình
Có thể chăm sóc gia đình và nửa kia của mình là một hạnh phúc. Bạn càng sớm đầu tư để chăm sóc cho gia đình và nửa kia thì quyền lợi của bạn lại càng nhiều thêm.
8. Suy nghĩ về một mối quan hệ tình cảm trưởng thành
Sau 25 tuổi, đừng nên theo đuổi một tình yêu không có kết quả. Bạn nên nghĩ đến một mối quan hệ trưởng thành hơn. Hôn nhân là cả một đời, lựa chọn bạn đời của mình không giống như lựa chọn một mối tình qua đường, nếu chọn sai thì có thể chọn lại.
Tuổi 25, bạn phải biết lựa chọn một người phù hợp để yêu, tránh lãng phí thời gian của mình cho một cuộc tình sai trái.
9. Vĩnh viễn không được quên thiết lập mục tiêu của mình
Giấc mơ nhất định phải lớn, nhưng thiết lập mục tiêu thì phải thật hợp lí. Sau 25 tuổi, bạn phải thiết lập rõ mục tiêu của chính mình, như vậy bạn mới biết được cần phải xuất phát từ điểm nào.
Ngoài việc thiết lập mục tiêu ra, bạn còn phải biết sắp đặt mức độ ưu tiên và thời hạn cho mọi thứ. Mức độ ưu tiên sẽ cho bạn rõ việc gì quan trọng cần làm trước và đặt ra giới hạn là để bạn nỗ lực thực hiện mục tiêu đã đề ra.
10. Nỗ lực để bản thân ngày càng hoàn thiện
Mỗi người đều hy vọng mình sẽ ngày càng tốt hơn, nhưng để "tốt" hơn thì đều phải bỏ công sức thật nhiều. Sau 25 tuổi, bạn nhất định phải cố gắng để bản thân càng ngày càng hoàn thiện hơn. Đến lúc bạn đã trở nên hoàn mỹ hơn trước, thì bạn sẽ dễ dàng gặp được người càng tốt hơn.
Đời người ngày càng tốt đẹp là vậy, đều xuất phát từ việc bạn dần dần hoàn thiện chính mình.
Trí thức trẻ