Sau 3 tháng tập sống 'không nhựa', gia đình này đã làm nên điều bất ngờ không tưởng: Toàn những lợi ích bất ngờ từ cuộc sống xanh!
Khi cả gia đình nhà Rysz quyết định “nói không với đồ nhựa”, họ không hề biết rằng cuộc sống của mình lại thay đổi nhiều đến vậy.
- 05-07-2019Sáng quay cuồng với công việc, tối bận bịu chuyện gia đình, chẳng lo nghĩ nổi cho bản thân: Cứ sống chậm thôi, vì cuộc đời chỉ cần 2 chữ "hài hòa"
- 04-07-2019Làm việc 4h/ngày như Tim Ferriss hay lao lực 14h/ngày như Elon Musk mới có thể thành công? Đáp án này của chuyên gia chính là thứ bạn cần lắng nghe!
- 04-07-2019Đưa 25.000 USD cho người lạ, kiên trì phỏng vấn hơn 39 lần... những doanh nhân này đã có công việc trong mơ nhờ tinh thần "liều ăn nhiều"
Nếu mở tủ lạnh nhà Adriane Rysz, một thứ sẽ đập ngay vào mắt bạn: Trong đó không hề có một bao bì nilon nào; tất cả đồ ăn đều được đựng trong hộp thủy tinh hoặc hộp nhựa tái sử dụng được.
Đã 3 tháng trôi qua kể từ khi Rysz cùng gia đình 5 người của cô và 1 người giúp việc tập "nói không với đồ nhựa". Nhờ chiến dịch này, thói quen tiêu dùng và mua sắm thực phẩm của gia đình đã hoàn toàn thay đổi.
Sống ở Hồng Kông được 8 năm, Rysz không thể quên được lần đầu bước chân vào siêu thị khi mới bắt đầu thử thách. Lúc đó, cô đã bị choáng ngợp.
"Tất cả những gì tôi nhìn thấy khi đứng ở giữa các kệ hàng là hàng dãy và hàng dãy đồ nhựa", cô nói.
Những người tiên phong nói không với nhựa (từ trái sang): Nicholas Dixon, Gina Venus (người giúp việc), Adriane Rysz, Charlotte Dixon and Anthony Dixon. (Ảnh: May Tse)
Không nản lòng trước sự hạn chế về sản phẩm, Rysz, cùng với người giúp việc Ginalyn Venus đã kiên nhẫn tìm các sản phẩm không nhựa. Họ chủ yếu lựa chọn đồ đựng trong can thiếc hoặc lọ, thịt và phô mai gói bằng giấy.
Mỗi khi đến chợ đồ tươi hay cửa hàng thực phẩm, Venus sẽ mang theo hộp thủy tinh và hộp nhựa để đựng thịt, túi vải và hộp Tupperware để đựng rau, củ, quả. Dần dần, những người bán hàng cũng quen với điều này.
Dù việc mang theo hộp đựng từ nhà khá phiền phức, nhưng nó giúp công việc của Venus trở nên dễ dàng hơn. Cô cho biết: "Bạn không cần phải giải quyết đống túi nilon đi kèm với những thứ bạn mua nữa. Việc này tiết kiệm thời gian cho tôi. Nó cũng rất dễ dàng và có lợi cho môi trường."
Hộp đựng đồ ăn của nhà Rysz. (Ảnh: May Tse)
Mang túi, hộp đựng riêng đã trở thành thói quen của gia đình Rysz mỗi khi đi mua sắm, dù là ở chợ hay trong siêu thị.
Rysz nói rằng việc Venus cam kết thực hiện thói quen này đóng một vai trò hết sức quan trọng: "Chuyện này sẽ bất khả thi nếu cô ấy từ chối, bởi cô ấy là người mua sắm mọi thứ trong khi chúng tôi đi làm."
Venus còn tự làm sữa chua ở nhà. Cả gia đình đã ngừng mua bánh quy hoặc đồ ăn vặt, và việc nấu ăn tại gia trở nên quan trọng hơn. Đáng ngạc nhiên là, bọn trẻ không những không phàn nàn mà còn quên hẳn những thứ đồ ăn vặt mà chúng từng mua.
"Nếu nguyên liệu mà chúng tôi muốn mua chỉ đựng trong đồ nhựa, chúng tôi sẽ loại bỏ nó," Rysz giải thích.
Rất nhiều đồ và thực phẩm trong gia đình được đựng bằng bao bì, chai nhựa. (Ảnh: Atelier_A / Shutterstock)
Nói không với đồ nhựa có nghĩa là gia đình cô sẽ phải từ bỏ một số sản phẩm ưa thích.
"Có một thương hiệu kem cạo râu và lăn khử mùi mà tôi cực kỳ yêu thích trong vòng 30 năm qua. Thật khó để tôi nói lời tạm biệt với những sản phẩm đã quá quen thuộc này," Anthony Dixon - chồng của Rysz nói.
"Suốt 30 năm qua, mỗi tháng tôi đều mua 1 lọ kem cạo râu và 1 lọ lăn khử mùi. Và cũng suốt 30 năm qua, tôi đã vứt đi hàng đống lọ nhựa không thể tái chế được như vậy," ông bổ sung. "Giờ đây, tôi lại tìm đến thứ mà cha mình đã sử dụng ngày xưa. Đó là 1 bánh xà phòng cạo râu và 1 chiếc bàn chải. Như vậy, tôi không cần phải vứt đi thứ gì hết."
Lũ trẻ cũng phải đối mặt với rất nhiều lựa chọn khó khăn. Cô bé Charlotte (13 tuổi) thường mang theo cơm trưa đến trường, nhưng thỉnh thoảng cũng mua đồ ăn vặt ở căng tin.
"Cái nào cũng bọc bằng bao bì nilon, nên cháu chỉ có thể mua được một số thứ nhất định. Nếu mua đồ ăn vặt, cháu sẽ phải cẩn thận trước khi mua," cô bé nói. Tuy nhiên, cô bé rất vui vì thói quen này giúp cô bé khỏe mạnh hơn, "bởi hầu hết đồ ăn có hại đều có bao bì nilon."
Còn đối với em trai cô bé - Nicholas (9 tuổi), kẹo cao su và sushi là 2 thứ yêu thích cậu không thể mua. "Ban đầu, cháu rất bực vì không được mua những món đó, nhưng rồi cảm giác đó cũng qua."
Tương tự, anh trai cậu bé - Christopher (12 tuổi) - cũng không thể mua bánh kẹo dù rất muốn. "Cháu cố gắng hết sức để tránh," cậu nói.
Tuy nhiên, gia đình nhà Rysz vẫn xả ra một lượng rác thải nhựa. Mỗi tháng, họ sẽ ngồi lại và đi tìm nguồn gốc của chúng, nhằm hạn chế việc sản sinh thêm rác.
Gia đình nhà Rysz đang ngồi xem lại những rác thải nhựa còn lại trong nhà (Ảnh: May Tse)
"Kể cả khi mọi người nói không với đồ nhựa, họ có thể sẽ vẫn dùng rất nhiều đồ nhựa mà không để ý. Điều này khiến cháu suy nghĩ về lượng nhựa mà họ sẽ sử dụng khi chưa nói không với độ nhựa," Nicholas nói.
Khi được hỏi về bí quyết hạn chế việc sử dụng nhựa, Rysz nói: "Hãy nhìn thật kỹ những thứ bạn đang mua. Hãy rủ tất cả mọi thành viên trong gia đình cùng tham gia, bắt đầu từ những thứ như rau, củ, quả. Khi tới các cửa hàng, hãy cố gắng không mua các sản phẩm có liên quan đến nhựa."
Thay vào đó, "hãy bắt đầu từ những sản phẩm vệ sinh cơ thể - dầu gội và dầu xả," cô gợi ý. Bạn có thể chuyển sang dùng bánh xà phòng hoặc bàn chải đánh răng làm từ tre.
Rysz nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hướng dẫn người giúp việc, vì họ là những người sẽ trực tiếp đi mua sắm hàng ngày.
Gia đình cô không hề hối hận khi lựa chọn lối sống này và mong muốn sẽ tiếp tục kéo dài cuộc hành trình này. Rysz hy vọng các bậc phụ huynh khác cũng sẽ tham gia, nhất là vào dịp Halloween năm nay.
"Bánh quy chocolate bạc hà tự làm ở nhà sẽ ngon hơn marshmallow rất nhiều," Rysz hào hứng nói, trong khi bọn trẻ đang bàn luận về các phương án thay thế kẹo gói bằng bao nhựa.
"Chúng ta có thể ăn bánh brownie thay vì thanh Snicker," Dixon bổ sung.
SCMP