MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sau 6 lần nghỉ việc, cô gái 34 tuổi này đang nhận được mức lương khủng: Chia sẻ từ chính chủ

06-12-2021 - 20:01 PM | Tài chính quốc tế

Sau 6 lần nghỉ việc, cô gái 34 tuổi này đang nhận được mức lương khủng: Chia sẻ từ chính chủ

"Nghỉ việc là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển nền tảng tài chính và sự nghiệp của tôi. Đây chính là 6 cách khiến tôi thương lượng được mức lương khủng", Mandi Woodruff-Santos, 34 tuổi, chia sẻ.

Gần đây, cuộc Đại Khủng hoảng nghỉ việc (Great Resignation) diễn ra đã khiến cho số lượng người lao động Mỹ bỏ việc tăng cao kỷ lục sau đại dịch. Tuy nhiên, rất lâu trước khi làn sóng này xảy ra, nghỉ việc đã là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển sự nghiệp và gây dựng sự sung túc về tài chính của tôi.

Tôi bắt đầu làm công việc toàn thời gian đầu tiên vào năm 2010, ở độ tuổi 22. Kể từ đó, tôi đã bỏ việc sáu lần – với mức lương tăng lương gần 194.000 USD, nghĩa là trung bình mỗi lần nghỉ việc để tìm cơ hội mới, tôi lại được tăng lương 39%.

Bắt đầu với mức lương 31.200 USD/năm vào năm 2010, năm 2020 tôi đã nhận được mức lương lên đến 225.000 USD/năm. Và đó chỉ là mức lương cơ bản; nếu tính cả khoản tiền thưởng mà tôi đã thương lượng được khi ký hợp đồng, mức lương của tôi đã tăng thêm 160.000 USD/năm sau 10 năm. Giờ đây, ở tuổi 34, tài sản của tôi đang trên đà đạt được mức giá trị ròng là 1 triệu USD khi tôi chạm mốc 40 tuổi.

Hiện tại, tôi đang điều hành công việc kinh doanh riêng với tư cách là một nhà tư vấn tài chính và sự nghiệp cá nhân. Khi khách hàng hỏi tôi về những mẹo đàm phán lương, dưới đây chính là những lời khuyên của tôi dành cho họ và những câu tôi thường dùng để đàm phán trong thực tế.

1. Đừng bỏ việc chỉ vì lương bên khác cao hơn

Mặc dù tốc độ nhảy việc nhanh hơn so với bình thường đã giúp tôi nâng cao thu nhập, nhưng nếu công việc mới không thực sự giúp bạn phát triển hơn trong sự nghiệp, bạn không nên rời bỏ công việc hiện tại. Mức lương cao hơn cùng với sự thăng tiến trên cương vị mới là điều rất tuyệt vời, tuy nhiên bạn cũng nên hiểu rõ về hiện tại của chính mình.

Tôi luôn chăm chỉ tìm kiếm những cơ hội phù hợp với mình - những cơ hội mà tôi biết rằng sẽ giúp tôi bổ sung bộ kỹ năng và kinh nghiệm. Thực tế thì một trong những lần chuyển đổi công việc của tôi là theo hình thức nhận mức lương cạnh tranh hơn từ công ty khác vì ở đó tôi sẽ có nhiều cơ hội để học hỏi và được chỉ bảo hơn.

Sau 6 lần nghỉ việc, cô gái 34 tuổi này đang nhận được mức lương khủng: Chia sẻ từ chính chủ - Ảnh 1.

Mandi Woodruff-Santos.

2. Đừng bao giờ là người đưa ra mức lương đầu tiên

Trong quá trình thương lượng, có thể ngay từ đầu nhà tuyển dụng sẽ hỏi về mức lương mong muốn của bạn, một phần nhằm xem xét liệu ngân sách của họ có thể đáp ứng được mức lương đó hay không. Nhưng nếu bạn đưa ra một con số trước khi hiểu được đầy đủ về phạm vi công việc của vị trí tuyển dụng, bạn có thể sẽ phải bán rẻ sức lao động của mình.

Khi được một nhà tuyển dụng hỏi về mức lương, tôi đã trả lời rằng:

"Tôi muốn biết thêm về vai trò của tôi và kỳ vọng của bên anh/chị đối với vị trí này trước khi thảo luận về mức lương. Chúng ta có thể quay lại chủ đề này sau khi tôi có cơ hội được nói chuyện với đội ngũ công ty và xác định xem mình có phù hợp hay không? "

Nhà tuyển dụng cũng có thể hỏi mức lương hiện tại của bạn là bao nhiêu hoặc đang ở khoảng bao nhiêu. Nếu bạn đang phỏng vấn một vị trí có trách nhiệm cao hơn, tô khuyên bạn không nên trả lời. (Thậm chí, ở một số bang của Mỹ, việc đặt loại câu hỏi này còn là bất hợp pháp.)

Nhưng khi được hỏi như vậy, tôi đã trả lời như thế này:

"Tôi không muốn tiết lộ về điều đó vào thời điểm này, bởi vì tôi muốn thảo luận một cách cụ thể hơn về mức lương này dựa trên những kỹ năng cá nhân, những điều tôi có thể đóng góp cho đội ngũ và cho lợi ích của công ty. Anh/chị có thể cho tôi biết anh/chị đã dự liệu mức lương như thế nào cho vị trí này chưa?"

3. Thực hành kỹ năng thương lượng khi mức lương được đưa ra thấp

Việc đàm phán mức lương cao hơn có thể là một trải nghiệm làm chúng ta căng thẳng, đó chính là lý do tại sao bạn nên thực hành kỹ năng này từ sớm và làm điều này một cách thường xuyên, đặc biệt là khi bạn được đề nghị một mức lương thấp.

Ví dụ: Đàm phán với chủ nhà giảm 100 USD tiền thuê nhà trước khi ký gia hạn hợp đồng. Nếu nhà hàng phục vụ sai món bạn đặt cho bữa tối, hãy yêu cầu người phục vụ trả lại hoặc bỏ món đó ra khỏi hóa đơn. Việc tập thương lượng từ những điều nho nhỏ đã giúp tôi xây dựng được sự tự tin và loại bỏ xu hướng làm hài lòng mọi người của mình.

Bạn cũng có thể thực hành việc này tại chỗ làm. Một vài tháng sau khi làm việc không lương trong kỳ thực tập đầu tiên, tôi được yêu cầu đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn mong đợi. Tôi nhận thấy rằng lẽ ra tôi nên được trả tiền cho công việc vừa được giao thêm. Sau khi nói chuyện với sếp, ông ấy đồng ý trả cho tôi 100 đô la một tuần.

Số tiền này không nhiều, nhưng tôi biết sẽ chẳng có vấn đề gì nếu tôi hỏi một cách rõ ràng. Thêm vào đó, thành công trong cuộc đàm phán đầu tiên làm tôi cảm thấy rất vui.

4. Lời đề nghị làm việc đầu tiên không phải lúc nào cũng là lời đề nghị cuối cùng

Khi đã đi sâu vào vòng trong của quá trình tuyển dụng và nhận được lời đề nghị làm việc, rõ ràng bạn đang nằm trong danh sách ưu tiên của nhà tuyển dụng, vì vậy đây chính là một lợi thế đàm phán của bạn. Rút cuộc thì không có nhà tuyển dụng nào muốn dành thêm nhiều thời giờ để xem xét hồ sơ, phỏng vấn và rà soát lại những tài liệu đối chiếu.

Khi nhận được lời đề nghị làm việc đầu tiên, bạn hãy cảm ơn nhà tuyển dụng và nói rằng bạn sẽ liên hệ lại với họ trong vòng 24 giờ tới, đểbạn có thời gian xem xét. Sau đó, lên kế hoạch liên lạc lại để thương lượng mức lương hoặc vị trí cao hơn.

Cuối cùng, hãy lịch sự kết thúc cuộc đàm phán bằng việc nói với nhà tuyển dụng rằng bạn sẽ rất vui khi họ dành thời gian để xem xét lời đề nghị của bạn.

5. Đàm phán qua điện thoại thay vì email

Mặc dù việc đàm phán qua điện thoại sẽ khó xử hơn qua email, tôi thích làm việc qua điện thoại. Khi bạn đủ thẳng thắn, chuyên nghiệp và lịch sự, bạn sẽ thể giải quyết được những cuộc trò chuyện khó nhằn này mà không ngại phải đấu tranh cho những điều bạn mong muốn.

Chỉ với một cuộc điện thoại, tôi đã có thể thương lượng được mức tiền thưởng khi ký kết hợp đồng (tiền thưởng để nhân viên có động lực gia nhập vào công ty) cao gấp đôi so với với công việc ở công ty cũ. Đây là cách tôi bắt đầu cuộc trò chuyện:

"Cảm ơn lời đề nghị làm việc của công ty anh/chị! Tôi rất vui mừng về cơ hội này. Rất tiếc, tôi cho rằng mức lương này chưa tương xứng với những giá trị tôi có thể mang lại cho công ty. Dựa trên kỹ năng và trách nhiệm của tôi ở vị trí này, tôi cảm thấy [mức lương $ X] sẽ hợp lý hơn ".

6. Không chỉ là về mức lương cơ bản

Khi bắt đầu sự nghiệp, một nhà tuyển dụng đã ngập ngừng khi tôi yêu cầu mức lương cao hơn. Nghe vậy, ở đầu dây bên kia, tôi vô cùng lo lắng. Nhưng khi đó, nhà tuyển dụng đã miễn cưỡng trả lời rằng họ sẽ hỏi cấp trên xem liệu có thực hiện được yêu cầu của tôi hay không.

Trong vòng một tuần, tôi đã nhận được câu trả lời: Họ sẽ giữ nguyên mức lương cơ bản của tôi, nhưng họ sẽ tăng tiền thưởng khi ký kết để đáp ứng được mức lương cơ bản mà tôi muốn.

Tổng số tiền lương của bạn sẽ bao gồm nhiều khoản ngoài mức lương cơ bản. Bạn có thể thương lượng được các yếu tố khác, chẳng hạn như tiền thưởng khi ký kết, tiền thưởng hàng năm, các quyền lợi (ví dụ: bảo hiểm sức khỏe, kế hoạch nghỉ hưu, số ngày nghỉ phép, giờ làm việc linh hoạt) và khoản thưởng bằng vốn chủ sở hữu (ví dụ: quyền chọn cổ phiếu và đơn vị cổ phiếu hạn chế (R.S.T)).

7. Nhờ những người cố vấn đáng tin cậy xem xét kỹ lưỡng những lời mời làm việc mà bạn được nhận

Đừng bao giờ xem nhẹ vai trò của những chuyên gia dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực của bạn. Đây là những người sẽ khơi dậy cho bạn sự tự tin trước khi bước vào một cuộc đàm phán.

Mỗi khi tôi nhận được một lời mời làm việc, tôi lại tìm đến ít nhất hai vị cố vấn để xin lời khuyên. Tôi hỏi họ về mức lương, những đặc quyền và lợi ích nào mà tôi nên yêu cầu nhà tuyển dụng, và họ có cho rằng lời mời làm việc đó là phù hợp với tôi hay không. Các mối quan hệ là vô cùng quan trọng. Hãy tìm những người đáng tin cậy trong ngành, những người có nhiều kinh nghiệm hơn bạn và lưu số họ vào danh mục quay số nhanh trong suốt quá trình phỏng vấn.

Hường Hoàng

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên