MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sau 70 năm chia cắt, Hàn Quốc - Triều Tiên khác nhau như thế nào?

31-08-2017 - 14:12 PM | Tài chính quốc tế

Sau hàng chục năm chia cắt, hai miền Triều Tiên có sự khác biệt rất lớn từ cơ sở hạ tầng, chương trình giáo dục, văn hóa đến cuộc sống của người dân.

Jacob Laukaitis, một doanh nhân 23 tuổi người Lithuania (Cộng hòa Litva) đã ghé thăm Triều Tiên trong chuyến du lịch kéo dài 7 ngày hồi năm ngoái. Năm nay, anh chàng lại đến Hàn Quốc và có những so sánh về cuộc sống ở hai quốc gia. Ảnh chụp thời gian rảnh rỗi ở Hàn Quốc (trên) và Triều Tiên.

Laukaitis chứng kiến sự khác nhau rõ rệt giữa cảnh quan và cách sống của người dân hai nước. Theo anh, đó là sự tương phản đến "thắt lòng". Huffington Post dẫn lời bà Jennifer Jung-Kim, chuyên gia nghiên cứu lịch sử bán đảo Triều Tiên, cho rằng bộ ảnh của Laukaitis cho thấy khoảng cách thực sự giữa hai miền Triều Tiên, dù cũng có những tấm được chọn một cách có chủ ý.

Bà cũng đồng tình với quan điểm cho rằng cuộc sống thường nhật của người Triều Tiên khác biệt rất lớn với người Hàn Quốc. Bãi đỗ xe ở Hàn Quốc (trên) và Triều Tiên.

Sinh viên hai nước (Hàn Quốc ở trên). Nhiều trường đại học Hàn Quốc lọt vào danh sách những địa chỉ đào tạo uy tín nhất thế giới, các sinh viên nước ngoài luôn ao ước có một kì thực tập tại đây.

Ga tàu điện ngầm ở Hàn Quốc (trên) và Triều Tiên.

Đường phố ở Hàn Quốc (trên) và Triều Tiên.

Nông thôn Hàn Quốc (trên) và Triều Tiên.

Bức hình so sánh học sinh Triều Tiên và Hàn Quốc trên trang Brightside. Ở Triều Tiên, học sinh có một năm để chuẩn bị và 10 năm học bắt buộc. Sau đó, những em có tài hoặc con nhà có điều kiện sẽ tiếp tục học đại học, số còn lại bắt đầu đi tìm việc. Dù văn học và địa lý phương Tây cũng nằm trong số các môn học ở Triều Tiên, nhưng theo Brightside, nhiều giáo viên vẫn lấy các nước châu Phi để minh họa cho lối sống phương Tây.

Thực tế có rất nhiều tin đồn về thời trang của người Triều Tiên như phụ nữ không được phép mặc quần, người dân chỉ được cắt tóc theo một số mẫu nhất định, quần áo thời trang được chỉ được bày bán trong những siêu thị nước ngoài (thường dành cho người giàu) hoặc từ những tay buôn từ Trung Quốc. Trong khi đó, Hàn Quốc được coi là một trong những quốc gia có gu ăn mặc đẹp nhất thế giới.

Làn sóng văn hóa Kpop (Hàn Quốc) nổi tiếng không chỉ ở châu Á mà còn trên toàn thế giới. Nhiều người Triều Tiên đào tẩu đến Hàn Quốc thực sự bị sốc bởi văn hóa này. Thậm chí họ còn phải tham gia khóa học 3 tháng để thích nghi với cuộc sống hiện đại ở Hàn Quốc.

Triều Tiên không trải qua nạn đói nghiêm trọng nào nhưng lại thiếu trái cây và rau quả. Ở đây, táo và bắp cải rất phổ biến. Việc thiếu hụt các thực phẩm có chứa chất đạm ảnh hưởng đến chiều cao trung bình của người Triều Tiên. Để bù đắp sự thiếu hụt đó, người dân bắt đầu săn ếch và rùa. Xe bán hàng rong ở các thành phố lớn của Triều Tiên bán xúc xích, kem, bỏng ngô và bánh bao thịt hấp. Ở Seoul, Hàn Quốc, người ta có thể dễ dàng lạc vào thiên đường ẩm thực trong nước và châu Âu vô cùng phong phú.

Đừng nghĩ Triều Tiên không có tiện ích gì. Bình Nhưỡng có nhà máy sản xuất tivi, máy tính xách tay và điện thoại thông minh. Thực chất chúng được sản xuất ở Trung Quốc và gán mác Triều Tiên. Ít người có đủ tiền để mua những loại hàng hóa này.

Theo Lâm Anh

Trí thức trẻ

Trở lên trên