Sau Đồng Nai và Đà Nẵng, giờ đến doanh nghiệp tại Hà Nội gửi đơn tố cáo chồng ca sĩ Thu Minh quỵt tiền tỷ
Mới đây một doanh nghiệp gỗ khác tại Hà Nội là CTCP Cửu Long vừa chính thức gửi đơn tố cáo ông Otto và công ty Global Home đến Bộ Công an.
- 18-08-2016Với cùng lý do hàng kém chất lượng, vì sao công ty của chồng Thu Minh chịu trả nợ cho công ty này nhưng từ chối công ty khác?
- 18-08-2016Từ vụ Thu Minh: Những định kiến mà người Việt hay mắc phải trong kinh doanh
- 17-08-2016Vai trò thực sự của chồng ca sĩ Thu Minh tại tập đoàn Global Home
- 17-08-2016Người tố vợ chồng Thu Minh quịt nợ vừa công khai hợp đồng phản pháo cáo buộc "hàng xuất bị hỏng" của Global Home
- 17-08-2016Thu Minh có thực sự "vô can" trong việc làm ăn giữa Global Home và các đối tác?
Trong khi những lùm xùm liên quan đến việc một loạt doanh nghiệp tố cáo công ty chồng ca sĩ Thu Minh, ông Otto de Jager và công ty Global Home "lừa đảo, quỵt nợ" vẫn chưa nguội đi lại có thêm một doanh nghiệp nữa tố cáo công ty này.
Theo đó, Công ty CP Cửu Long đóng tại Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đã ký đơn tố cáo gửi Cục Cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế và chức vụ (C46) Tổng Cục Cảnh Sát - Bộ Công an về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của ông Otto.
Hàng đều được đóng dấu QC
Theo đó, ngày 27/7/2013, công ty CP Cửu Long ký hợp đồng sản xuất và cung cấp số 20130725 với công ty Global Home S.R.O, có trụ sở tại Praha - Cộng hoà Czech, đại diện bởi ông Roelof William Otto De Jager.
Theo hợp đồng này thì công ty Cửu Long sản xuất và bán cho Global Home các loại sản phẩm là đồ gỗ nội thất theo chủng loại, mẫu mã và hoàn thiện được chỉ định bởi Global Home. Hàng hoá được giao theo giá FOB tại kho ngoại quan ICD Tân Cảng - Long Bình - Đồng Nai, thời gian thanh toán 60 ngày kể từ ngày giao hàng. Công ty Cửu Long đã tiến hành sản xuất và giao hàng cho Global Home theo hợp đồng và đơn hàng đã ký.
Đại diện công ty Cửu Long cho rằng việc mua nguyên liệu, sản xuất và hoàn thiện sản phẩm được thực hiện dưới sự giám sát của nhóm QC (Kiểm định chất lượng) do Global Home cử đến nhà máy. Sản phẩm hoàn thiện được đóng gói bỏi các nhân viên QC của đối tác trước khi đóng container và giao hàng đi.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng từ năm 2013 đến năm 2014, thời gian đầu, phía công ty Cửu Long đã sản xuất và giao hàng theo đúng hợp đồng và phía Global Home cũng đã thanh toán đầy đủ các lô hàng. Tuy nhiên, đầu năm 2014, do gặp phải một số khó khăn về tài chính, công ty Cửu Long có thông báo trước cho đối tác về việc giao trễ một số đơn hàng và đã được sự đồng ý của đối tác thông qua các thư điện tử trao đổi qua lại.
"Thực tế, việc giao hàng trễn cũng còn có nguyên nhân do lỗi từ phía công ty Global Home gần đến ngày giao hàng vẫn không duyệt mẫu màu cho công ty Cửu Long mua sơn", đơn tố cáo ghi rõ.
Chấp nhận giao hàng trễ vẫn bị phạt
Cũng theo đơn tố cáo trên, ngày 27/11/2014 do phía ngân hàng của công ty Cửu Long chưa kịp giải ngân khoản vay để thanh toán tiền cho công nhân, dẫn đến công nhân đình công. Lãnh đạo công ty Cửu Long cũng đã gửi thư cho ông Otto để xin lỗi về việc chậm giao hàng và đề nghị Global Home thông cảm cho việc chậm trễ đó.
Tuy nhiên, ông Otto lập tức xoay sang vấn đề phạt hợp đồng do giao hàng trễ, kể cả các đơn hàng đã được Global Home cho phép giao trễ và các đơn hàng chưa đến ngày giao hàng.
Theo hợp đồng hai bên đã ký kết, Global Home chỉ được phạt 5% giá trị hàng bị trễ đến 20 ngày, phạt thêm 2% cho 10 ngày trễ tiếp theo, thêm 3% cho 15 ngày trễ tiếp tho và tổng số tiền không vượt quá 15% giá trị đơn hàng. Nhưng, ông Otto vẫn tính số tiền phạt của các đơn hàng đã được chấp nhận giao trễ (15% giá trị các đơn hàng CL03, 04, 05, 06, 07, 08, 10) là 58.538,53 USD; số tiền phạt chậm giao hàng của các đơn hàng chưa đến ngày giao hàng (15% giá trị các đơn hàng CL12, 13, 14, 17, 21) là 63.817,64 USD. Tổng số tiền phạt là 122.356,18 USD.
Tại thời điểm ngày 27/11/2014, ông Otto đưa ra tổng số tiền mà Global Home còn nợ công ty Cửu Long là 103.747 USD; tiền Global Home đặt cọc cho Cửu Long là 20.000 USD; tiền phạt Cửu Long là 122.356 USD.
Ông Otto cho rằng sau khi tính tiền phạt và tiền đặt cọc của Global Home, công ty Cửu Long nợ Global Home là 142.356 USD, trừ đi số tiền Global Home còn nợ Cửu Long là 103.747 USD thì lúc này công ty Cửu Long lại nợ Global Home số tiền là 38.882 USD và yêu cầu công ty Cửu Long giao hàng cho đến khi hết nợ thì mới tiếp tục thanh toán.
Từ chủ nợ trở thành con nợ
Theo lý giải của công ty Cửu Long, do hoàn cảnh lúc đó thiếu đơn hàng để sản xuất và không có khách hàng nào khác nên buộc họ phải chấp nhận số tiền phạt để Global Home tiếp tục đặt hàng. Để đảm bảo công ăn việc làm cho hơn 700 công nhân, công ty Cửu Long đã chấp nhận thanh lý hợp đồng với Global Home để ký một hợp đồng mới.
Hai bên xác nhận số tiền thực tế mà Global Home còn nợ công ty Cửu Long là 118,331 USD, số tiền đối tác đặt cọc 20.000 USD, số tiền Global Home phạt nhà cung cấp là 98.331 USD. Tuy nhiên sau đó phía Global Home đã không gửi lại nhà cung cấp 1 bản gốc của biên bản thanh lý hợp đồng và từ chối nhận số lượng hàng đã hoàn thành cũng như không cho công ty Cửu Long hoàn thiện số hàng dang dở trong xưởng.
Theo đó, lượng hàng ước tính khoảng 10 container trị giá 140.000 USD. Sau đó, công ty Cửu Long đã bán thanh lý được một phần số hàng tồn kho. Hiện tại, trong kho vẫn còn tồn khoảng 3 container hàng của Global Home trị giá khoảng 52.000 USD.
Do vậy, công ty Cửu Long đã gửi đơn tố cáo này đến cơ quan chức năng đề nghị tiến hành điều tra, xác minh làm rõ để xử lý hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, và yêu cầu Global Home phải thanh toán số tiền hàng mà Cửu Long đã giao trị giá 119.381 USD, trừ 20.000 đặt cọc thì công ty Global Home phải thanh toán cho nhà cung cấp số tiền là 99.381 USD (tương đương 2,2 tỷ đồng), cộng số tiền lãi ngân hàng mà công ty đang phải chịu (lãi suất 10,5%/năm) là 450 triệu đồng.