Sau Facebook, đến lượt Twitter bị người dùng trừng phạt
Gần như ngay sau cú sốc "lao dốc" cổ phiếu của Facebook, thị trường chứng khoán Mỹ và giới công nghệ tiếp tục trải qua cú sốc tiếp theo đến từ mạng xã hội khác, Twiiter.
- 28-07-2018Lý do thật sự phía sau khiến giá cổ phiếu Facebook sụt giảm và đánh mất 120 tỷ USD giá trị
- 27-07-2018Mark Zuckerberg liên tiếp "gặp họa": Facebook mất hơn 100 tỷ USD và giờ thì anh lại bị cổ đông lớn đề xuất đuổi khỏi ghế Chủ tịch
- 27-07-2018Trái ngược với thảm cảnh của Facebook, cổ phiếu Amazon tăng mạnh sau báo cáo lợi nhuận 2,5 tỷ USD
- 27-07-2018Giấy phép mở chi nhánh ở Trung Quốc của Facebook đã bị rút?
- 26-07-2018Vụ bốc hơi 119 tỷ USD vốn hóa của Facebook viết lại lịch sử chứng khoán Mỹ như thế nào?
Giá cổ phiếu của Twitter đã trượt dốc gần 21% hôm thứ Sáu 27/7 mặc dù có doanh thu vượt dự báo sau khi Gã khổng lồ truyền thông xã hội này công bố kết quả kinh doanh cho thấy hãng mất đi một số lượng lớn người dùng tích cực.
Số liệu công bố cho thấy Twitter đạt doanh thu 711 triệu USD trong quý 2/2018, nhưng giá cổ phiếu của công ty đã bị tác động mạnh bởi con số một triệu người dùng đã chia tay mạng xã hội này trong hai quý đầu năm.
Giá cổ phiếu được niêm yết ở mức 42,94 USD vào lúc đóng cửa thị trường đêm 26/7, ở mức 37,29 USD thời điểm mở cửa phiên giao dịch sáng 27/7 và chốt tại mức 34,12 USD lúc đóng cửa phiên giao dịch chiều 27/7.
Cú trượt dốc của Twitter đánh dấu một tuần đáng quên trong lịch sử phát triển của hai "ông lớn" truyền thông xã hội: Twitter và Facebook.
Trước Twiiter, Facebook có ngày tồi tệ nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán Mỹ khi giá cổ phiếu của mạng xã hội lớn nhất thế giới "lao dốc" gần 20% trong phiên giao dịch ngày 26/7, qua đó khiến "bốc hơi" tới 119 tỷ USD giá trị vốn hóa của công ty. CEO Mark Zuckerberg cũng bị "bay mất" 12 tỷ USD giá trị tài sản của mình trong vòng chưa đầy 24 giờ.
Giới phân tích công nghệ nhận định cả Facebook lẫn Twiiter đã phải gành chịu đòn trừng phạt đau đớn từ phía người tiều dùng sau hàng loạt bê bối liên quan đến hai mạng xã hội này.
Cả Facebook và Twitter đều chịu áp lực từ các nhà quản lý ở một số quốc gia để loại trừ ngôn từ kích động thù địch, nội dung lạm dụng và thông tin sai lệch trên nền tảng của họ.
Đầu tháng này, Twitter cho biết họ đã xóa khoảng một triệu tài khoản bot và spam mỗi ngày kể từ tháng 5, với tổng số dự kiến đạt 90 triệu tài khoản vào cuối tháng 7.
Tuy nhiên, các báo cáo gần đây từ công ty đã nêu lên mối lo ngại rằng những nỗ lực để thanh lọc các tài khoản có vấn đề có thể dẫn đến một sự sụt giảm trong tăng trưởng số lượng người dùng.
Từ cuối quý 1 đến quý 2, người dùng tích cực hàng tháng trên Twitter đã giảm 1 triệu người dùng so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 335 triệu người dùng. Đáng chú ý, tất cả một triệu tài khoản bị mất là từ Mỹ.
Twitter đã dự báo một sự sụt giảm số người dùng trong quý ba, cho thấy số lượng người dùng sẽ giảm xuống còn khoảng 330 triệu người dùng.
Trong tháng này, Twitter đã từng tuyên bố rằng việc xóa các tài khoản giả sẽ không có nhiều tác động đối với số lượng người dùng hàng tháng.
Tuy nhiên, số lượng tài khoản không hoạt động là một số liệu quan trọng, khiến cho nhà đầu tư và nhà quảng cáo lo ngại rằng người dùng đang mua tài khoản giả mạo để tăng số lượng tài khoản của họ.
Tổng doanh thu 711 triệu USD được báo cáo hôm thứ Sáu chủ yếu là từ quảng cáo, tăng 24% so với năm ngoái và cao hơn 15% so với ước tính của nhà phân tích, ở mức 696 triệu USD. Twitter đã kiếm được 30 triệu USD tiền quảng cáo từ sự kiện FIFA World Cup./.