Sau hàng ngàn năm, 8 lời nhắn này vẫn có thể giúp chúng ta hưởng lợi cả đời
Từ xa xưa, cổ nhân đã truyền lại 8 lời nhắn kinh điển dưới đây. Đọc, ngẫm và làm được, chúng ta có thể hưởng lợi cả đời.
- 10-05-2018Lời nhắn nhủ của cô gái 27 tuổi qua đời vì ung thư làm dậy sóng MXH khiến tất cả giật mình: Hãy bỏ điện thoại xuống
- 10-04-2018"Facebook sẽ thay đổi nếu người dùng chịu đổi thay" - Lời nhắn gửi từ cánh tay phải của Mark Zuckerberg
- 27-03-2018Thắt lòng lời nhắn cuối cùng của bé gái trước khi bị thiêu cháy: "Con yêu mẹ rất nhiều"
1. Đối xử với cha mẹ thế nào, sẽ được con cái sau này đối xử lại như vậy
Một người đối xử với cha mẹ thế nào thì sau này, con cái họ cũng sẽ đối xử với họ y hết như vậy.
Người ta vẫn ví một gia đình chính là một cây cổ thụ, ông bà là gốc cây, bố mẹ là cành lá và con cái là trái cây. Chỉ khi rễ cây thật vững chắc, cành lá mới sum suê, nhờ thế mà trái cây mới có đủ dinh dưỡng để thơm ngon.
Mỗi một người khi chăm sóc cha mẹ, con cái tự khắc sẽ nhìn vào. Bố mẹ hiếu thuận với ông bà, con cái sẽ coi đó là tấm gương để học theo. Con cái thường thông qua hành động của bố mẹ để hiểu thế nào là hiếu thuận.
Trong một gia đình, nếu bố mẹ hiếu thuận với ông bà, con cái tự khắc sẽ học được cách hiếu thuận với bố mẹ, như thế gia đình mới thực sự hài hòa êm ấm.
2. Trình độ đến đâu, gặt hái thành quả đến đó
Thay vì oán trách người khác hay ngoại cảnh, chi bằng mỗi người nên tranh thủ thời gian, nắm bắt cơ hội mà vươn lên.
Thế giới này đâu đâu cũng có cơ hội, điều quan trọng là bạn có bản lĩnh, trình độ để nhìn ra và nắm bắt hay không mà thôi.
Trình độ bản lĩnh đến đâu, bạn sẽ gặt hái được thành quả đến đó, ông trời vốn rất công bằng.
Nếu như bạn có 3 phần bản lĩnh mà có thể gặt hái được 10 phần thành công, chắc chắn bạn phải dùng đến mánh khóe thủ đoạn gì đó để đánh đổi. Người như vậy cho dù là giàu có, trong lòng chưa hẳn đã thực sự thoải mái, nhẹ nhõm.
Cơ hội có ở khắp nơi, chỉ cần có bản lĩnh, chúng ta không sợ không có ngày thành công. Hơn nữa, chỉ có dựa vào thực lực của bản thân để kiếm sống, chúng ta mới có thể làm người với một trái tim lương thiện.
Ảnh minh họa.
3. Một đấu gạo tạo ân, một gánh gạo tạo oán
Lương thiện cũng cần có mức độ, làm việc thiện nếu không thêm nguyên tắc, lương thiện sẽ trở thành nhu nhược.
Một người đang trong lúc cơ hàn đói khát, cho anh ta một đấu gạo đã có thể giúp anh ta giải quyết một vấn đề lớn. Như thế anh ta sẽ vô cùng cảm kích biết ơn.
Nhưng nếu bạn tiếp tục cho anh ta gạo, anh ta sẽ cảm thấy việc này là đương nhiên. Một đấu gạo không đủ, hai đấu không đủ, thậm chí cho cả một gánh gạo, anh ta vẫn cảm thấy ít.
Trong cuộc sống thường có câu chuyện như thế này: Lần đầu giúp đỡ người khác, họ sẽ cảm kích tấm lòng của bạn. Lần thứ hai giúp họ, lòng biết ơn sẽ nhạt dần.
Đến lần thứ N, anh ta hiển nhiên cho rằng đó là việc bạn nên làm, thậm chí chẳng coi việc bạn làm là giúp đỡ và quay sang oán trách nếu như bạn ngừng hỗ trợ anh ta.
Vì thế, tấm lòng lương thiện của con người cần phải có mức độ. Khi một người không muốn cố gắng, chỉ muốn ỷ lại vào sự giúp đỡ, hãy thu hồi ngay lòng lương thiện của bạn một cách kịp thời.
4. Cái gì cũng biết nhưng chẳng tinh thông cái gì sẽ khó gặt hái được thành quả như mong đợi
Tục ngữ nói quả không sai, tham nhiều nhai không nhừ.
Một người trình độ có hạn, muốn gặt hái thành tựu trong sự nghiệp, không có cách nào khác là phải "thâm canh" trong một lĩnh vực, một nghề nghiệp nào đó. Cái gì cũng muốn học cuối cùng sẽ thành ra chẳng học được cái gì một cách chuyên sâu, thành thục.
Hiện nay, xã hội đang nêu cao tinh thần nâng cao tay nghề, trình độ lao động, đã làm là phải làm cho tốt. Chỉ có những lao động ưu tú nhất mới có thể tạo ra những sản phẩm ưu tú nhất và dĩ nhiên, thành quả cuối cùng họ nhận được cũng sẽ giá trị hơn của những người khác.
5. Làm việc gì cũng phải kiên trì đến cùng
Làm bất cứ việc gì cũng phải kiên trì đến cùng, kiên trì chính là thắng lợi.
Cổ nhân nói rằng "Hành bách lý giả bán cửu thập", ý chỉ có đến quá nửa số người đặt mục tiêu đi 100km nhưng mới đi được 90km đã bỏ cuộc và trên đời này, phần lớn những người thất bại đều mắc phải sai lầm này chứ không phải vì kém may mắn, không đủ các điều kiện trời phú…
Có một định luật rất nổi tiếng gọi là định luật hoa sen. Ngày đầu tiên hoa chỉ nở một chút nhỏ, ngày thứ hai nó nở to gấp đôi ngày đầu, đến ngày 30 thì hoa nở kín mặt hồ.
Bạn có biết vào thời điểm nào hoa nở được nửa hồ không? Nhiều người cho rằng đó là ngày thứ 15 nhưng sự thật không phải vậy.
Đến ngày thứ 29, hoa mới nở được một nửa hồ và đến ngày cuối cùng, toàn bộ hoa mới nở nốt, phủ kín nửa còn lại.
Ngày cuối cùng, tốc độ nở hoa là nhanh nhất, tương đương với tốc độ của 29 ngày trước đó.
Vậy nhưng trên đời, tuyệt đại đa số con người chúng ta cố được đến ngày thứ 29 rồi dừng lại vì thành công dường như còn ở nơi nào đó rất xa, trong khi trên thực tế chỉ cần thêm 1 ngày là đủ.
6. Không xuống đáy biển không biết biển sâu, không nuôi con không thấu lòng cha mẹ
Không tự trải nghiệm sẽ rất khó để có thể cảm nhận được mọi điều trong cuộc sống một cách chân thực. Không nuôi con, chúng ta sẽ khó có thể hiểu hết nỗi vất vả của bố mẹ trong việc nuôi con cái trưởng thành.
Vì thế, triết gia người Trung Quốc (thời Minh) – Vương Dương Minh mới nói, sự hiểu biết và hành động cần phải hợp nhất, sự hiểu biết thực sự có được từ trong hành động.
7. Điều đáng sợ là lòng người khó đoán
Thành lũy phần lớn bị công phá là vì lý do xuất phát từ nội bộ. Đối thủ có mạnh cỡ nào cũng không thế lấn át được sự đồng lòng nhất trí của đám đông, chỉ khi con người tồn tại cái gọi là "hai lòng", sẵn sàng bán đứng bạn bè tổ chức, tổ chức mới có thể bị đánh sập.
Thế nên, lòng người mới được xem là thứ đáng sợ. Khi kết bạn, cần phải hết sức thận trọng.
Đường dài mới biết ngựa hay, ngày dài mới biết tâm ai thật tình, tình bạn trải quan năm tháng, luôn sát cánh bên nhau càng đáng được nâng niu trân trọng.
8. Đèn thắp thường xuyên mới sáng, dao mài thường xuyên mới sắc
Tục ngữ nói rất hay, nhất cần thiên hạ vô sự nan, nghĩa là chỉ cần cần mẫn chăm chỉ, trên đời này sẽ chẳng có việc gì là khó. Cần mẫn thắp đèn, đèn sẽ thường xuyên sáng, cần mẫn mài dao, dao sẽ sắc bén.
Tăng Quốc Phiên (đời Thanh) từng nói: Bất luận là ở nhà, ở chốn quan trường, chỉ huy quân ngũ… đều phải lấy chữ "cần" làm gốc.
Trời cao sẽ biết cách báo đáp cho người cần mẫn, một người không biết tư chất anh ta ra sao, chỉ cần cần mẫn phấn đấu, khó khăn không nản, tài trí tự nhiên sẽ được tích lũy qua từng ngày.
Phát triển sự nghiệp không nhất thiết phải là người quá thông minh nhưng cần phải là người cần mẫn quyết tâm, có ý chí bền bỉ.
Không có mấy người trên đời có thể dựa vào khả năng và may mắn trời phú mà có thể thành công thực sự. Chỉ có đánh đổi bằng mồ hôi xương máu mới có thể biến các lợi thế trời phú thành thiên tài mà thôi.
Trí thức trẻ