Sau hơn một thập kỷ sống cùng giới thượng lưu, nhân viên trẻ 'sáng mắt ra' bởi cách nhóm 1% tạo ra sự giàu có của mình
Những khách hàng thượng lưu tại thị trường cạnh tranh bậc nhất đã khẳng định thành bại không phải nhờ vận số mà là ở bản thân mỗi người.
- 25-01-20238 'mẹo vàng' lập kế hoạch tài chính dài hạn cho năm mới
- 25-01-2023Nhà hàng đạt sao Michelin kỳ lạ nhất thế giới: 'Ăn một bát cháo lội 3 quãng đồng' - đắt nhưng đáng
- 25-01-2023Chỉ 8% số người có thể hoàn thành mục tiêu năm mới: Áp dụng tốt 5 chiêu này, năm 2023 mọi việc hanh thông, đại cát đại lợi
- 25-01-2023Ái nữ nhà sao Việt ngày Tết: Lọ Lem xinh hết nấc, con gái Trương Ngọc Ánh gây chú ý vì điều này
- 25-01-2023Sở hữu cổ phiếu của hơn 900 công ty, kỳ thủ tài chính Nhật Bản 70 tuổi có cuộc sống 'ăn sung mặc sướng' không tốn một xu nhờ một phương pháp tính toán không ai ngờ tới
Marilisa Barbieri là một chuyên gia kinh doanh có bằng MBA kiêm thiết kế nội thất và nghệ thuật. Công việc của cô là giúp các công ty nâng cao giá trị thương hiệu và tăng doanh thu dịch vụ bằng cách tư vấn các chiến lược bán hàng.
Dưới đây là chia sẻ của cô về những bài học rút ra được sau khi làm việc với tầng lớp thượng lưu:
Một cá nhân có giá trị ròng cao là người có tài sản tài chính thanh khoản khoảng 1 triệu USD. Theo Báo cáo Giàu có Thế giới (World Wealth Report) năm 2021, Bắc Mỹ đã vượt qua Châu Á - Thái Bình Dương để trở thành quốc gia dẫn đầu về cả dân số và mức độ giàu có của giới thượng lưu.
Thành phố có số lượng triệu phú cao nhất là New York, với gần một triệu triệu phú.
Tôi có hơn một thập kỷ kinh nghiệm trong ngành thiết kế sang trọng, xây dựng mối quan hệ với các khách hàng giàu có trên khắp Bắc Mỹ và ở New York.
Trong thời gian làm việc, tôi phát hiện ra các khách hàng của tôi đều có 8 điểm này.
1. Dành thời gian cho những người xứng đáng
Tôi nhận thấy rằng tất cả các khách hàng đều kết bạn và dành thời gian với những người tràn đầy năng lượng và có chuyên môn. Họ có một mạng lưới các mối quan hệ thúc đẩy sự phát triển của bản thân. Họ ưu tiên dành nhiều thời gian cho những người có chí hướng và tầm tư tưởng.
Có câu nói rất đúng: "Tương lai của bạn phụ thuộc vào người mà bạn dành nhiều thời gian nhất. Nếu bạn dành phần lớn thời gian cho những người không có tham vọng, bạn cũng sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu của mình. Nếu bạn dành phần lớn thời gian của mình cho những người có định hướng mục tiêu và làm việc chăm chỉ, bạn sẽ bị thu hút bởi năng lượng của họ và tích cực hơn".
2. Tách rời cảm xúc khỏi công việc kinh doanh
Trong các cuộc đàm phán kinh doanh, khách hàng của tôi luôn làm việc bằng lý trí. Họ nhận thức được cảm xúc của mình và biểu hiện bên ngoài có thể ảnh hưởng đến thành công của cuộc trao đổi. Nếu không cảm thấy thoải mái 100% trong cuộc đàm phán, họ sẽ tìm đến một không gian riêng để ổn định cảm xúc hoặc nhờ bên thứ ba đàm phán giúp.
Một trong những cách tốt nhất để rèn luyện tâm trí để tách rời cảm xúc ra khỏi công việc nói chung là thực hiện các nhiệm vụ có chủ ý. Khi bạn đã quyết định đây là con đường mình muốn đi, hãy cố gắng tư duy theo hướng khách quan nhất có thể.
Hình minh họa. Ảnh: Customer Experience Magazine
3. Tận dụng tối đa thời gian
Nhóm người 1% coi mỗi phút như vàng bạc và họ không lãng phí nó để làm những điều không mang lại giá trị cho cuộc sống. Thời gian là thứ xa xỉ và những người giàu có rất kén chọn khi quyết định sẽ dành thời gian ở đâu và với ai.
Quản lý thời gian đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Việc thay đổi thói quen quản lý thời gian cơ bản cũng có thể làm nên điều kỳ diệu.
4. Coi sợ hãi là một cơ hội
Một điều luôn khiến tôi chú ý là cách những người giàu đối phó với sự bất ổn và rủi ro của các dự án kinh doanh mới. Họ nắm vững cách để quản lý căng thẳng và những sự cố không thể đoán trước bằng những lựa chọn "khác thường". Họ có được sự tự tin như vậy bằng cách coi nỗi sợ hãi là cơ hội để phát triển bản thân: Hoặc là chiến thắng, hoặc đó là cơ hội để học hỏi.
Cơ hội ở khắp mọi nơi, nhưng bạn cần phải nắm lấy chúng mà không sợ hãi. Hầu hết mọi người không hành động bởi vì họ sợ bị thất bại. Ngay cả khi bạn trắng tay, bạn vẫn "lãi" những bài học.
5. Biết cách xây dựng thương hiệu cá nhân
Các cá nhân thuộc nhóm 1% giàu coi danh tiếng là ưu tiên hàng đầu. Họ thực hiện những gì mình nói, hành động chính trực và nhất quán, hỗ trợ người khác đạt được mục tiêu và vươn xa hơn những gì mong đợi.
Cam kết rất dễ dàng, nhưng thực hiện cam kết không phải ai cũng thực hiện được. Xây dựng lòng tin và duy trì danh tiếng là chìa khóa để mở ra những mối quan hệ trong kinh doanh.
Hình minh họa. Ảnh: Forbes
6. Biết cách chăm sóc bản thân
Lo lắng cho bản thân là một công việc quan trọng không kém so với kinh doanh. Những người giàu có hiểu rằng không ai có thể chăm sóc bản thân hơn chính mình. Lo lắng và quan tâm đến người khác không thể giải quyết vấn đề của bản thân.
Biết lo lắng cho mình chứ không phải giải quyết vấn đề của người khác không phải là ích kỷ. Đó là bài toán về sự hữu ích. Nói cách khác, quan tâm bản thân đồng nghĩa với tuân thủ các quy tắc tự kỷ luật, tự chịu trách nhiệm và nỗ lực giải quyết vấn đề của mình, đồng thời tạo ra hạnh phúc cho chính mình.
Việc phát triển bản thân giúp trau dồi sức mạnh và khả năng phục hồi, đồng thời truyền cảm hứng cho những người xung quanh.
7. Chấp nhận thất bại
Người giàu biết cách nắm bắt thành công cũng như thất bại. Họ chấp nhận hoàn cảnh và cả những khiếm khuyết của bản thân như một phần của cuộc sống. Thất bại là cơ hội để trưởng thành, nhưng nó không phải là thước đo cho tương lai hay giá trị bản thân của mỗi người.
Nếu muốn cải thiện hoạt động kinh doanh, thì thất bại là điều không thể tránh khỏi. Thất bại tạo ra động lực, sự sáng tạo và khả năng phục hồi. Càng trải nghiệm nhiều, chúng ta càng trở nên mạnh mẽ và kiên cường hơn.
8. Coi trọng giáo dục
Sự thật là bất kỳ ai thuộc nhóm 1% không chỉ coi trọng giáo dục mà còn là người học tập suốt đời. Việc không ngừng học hỏi giúp họ hiểu được những quy luật của cuộc sống, mang lại nhiều cơ hội hơn và cải thiện chất lượng cuộc sống cá nhân.
Đó là sự lựa chọn có chủ đích và tự nguyện, không phải là một nhiệm vụ.
Hầu hết mọi người tự giới hạn bản thân bằng việc cho rằng có được một số bằng cấp là đủ để thành công. Nhưng sự thật không phải như vậy. Giáo dục không giới hạn tạo ra sự phát triển cá nhân và mang lại nhiều lợi ích lâu dài, trong đó cải thiện sự tự tin, đổi mới động lực bản thân và xây dựng các kỹ năng mới.
Thể thao & Văn hóa