Sau iPhone, túi xách Louis Vuitton có thể là nạn nhân tiếp theo ở Trung Quốc
Nếu người dùng Trung Quốc đang quay lưng với iPhone, túi xách của Louis Vuitton có thể là sản phẩm tiếp theo.
- 04-01-2019Chứng khoán Mỹ chao đảo sau cảnh báo của Apple, Dow Jones mất hơn 600 điểm
- 04-01-2019Vấn đề của Apple ở Trung Quốc khiến Tổng thống Trump khó phòng ngự trong cuộc chiến thương mại
- 03-01-2019Warren Buffett có thể mất gần 3 tỷ USD vì dự báo gây sốc của Apple
- 29-12-2018Vì sao Google chọn cách đi ngược chiều với Apple?
- 27-12-2018Sau vụ CFO của Huawei bị bắt giữ, Apple có thể sẽ đối mặt với một "cơn đau đầu" khác ở Trung Quốc?
Apple vừa đưa ra kỳ vọng doanh số bán hàng quý I/2019 thấp hơn rất nhiều so với mong đợi cùng đánh giá sự sụt giảm nhu cầu ở thị trường Trung Quốc. Bản báo cáo không chỉ làm các cổ đông Apple cảm thấy lo lắng mà các doanh nghiệp kinh doanh đồ xa xỉ cũng có phần cảm thấy bất an bởi sự thay đổi trong tâm lý nhóm khách hàng thích phô trương tại Trung Quốc.
Gucci, công ty mẹ của Kering SA; LVMH Moet Hennessy Louis Vuitton; Burberry Group Plc and Richemont, công ty mẹ của thương hiệu trang sức Cartier, đều đang cảm thấy lo lắng bởi sự sụt giảm mà Apple đang phải hứng chịu.
David Roth, giám đốc điều hành của doanh nghiệp bán lẻ toàn cầu WPP Plc’s ‘The Store’, nhấn mạnh: "Sẽ rất khó khăn hơn cho các doanh nghiệp trong hoạt động ở Trung Quốc bởi thị trường này đang thắt chặt hơn. Đây là tín hiệu đầy thách thức mà các bên cần có đối pháp và sự chuẩn bị tốt hơn".
Vài ngày trước, Apple cắt giảm triển vọng doanh thu quý I/2019 của mình từ 93 tỷ USD xuống còn 84 tỷ USD với việc sụt giảm nhu cầu ở Trung Quốc. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo với toàn ngành công nghiệp xa xỉ bởi người Trung Quốc chiếm khoảng 30% trong số 1.000 tỷ USD chi tiêu cho xa xỉ phẩm hàng năm.
Kering SA đã giảm 5,5%, mức cao nhất kể từ tháng 10, trong khi LVMH giảm 3,8% và Burberry giảm 5,9%.
Trong nhiều năm, hàng loạt doanh nghiệp chuyên sản xuất đồ xa xỉ đã nhắm đến những khách du lịch giàu có từ Trung Quốc, những người sẵn sàng chi tiền cho túi xách, đồ trang sức và các mặt hàng xa xỉ khác trong những chuyến du lịch đến Paris hay Dubai. Tuy nhiên, khi nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc và những tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc, nhu cầu với hàng xa xỉ sẽ giảm đi.
Cổ phiếu Richemont cũng đã mất 2,8% giá trị. Nhà sản xuất đồng hồ và đồ trang sức của Thụy Sĩ đã từng cảnh báo nhu cầu ở Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại vào tháng 11/2019. Một tháng trước đó, LVMH và Kering tỏ ra rất tự tin với doanh số bán hàng mạnh mẽ hồi tháng 10 và cho biết họ hoan nghênh việc người Trung Quốc chi tiền cho các cửa hàng đồ xa xỉ trong nước.
Câu trả lời chính thức sẽ đến trong vài tuần nữa. Từ ngày 5/2, Trung Quốc bắt đầu kỳ nghỉ Tết truyền thống. Đây là dịp mà người dân Trung Quốc không ngại chi tiêu sau một năm dài kiếm tiền vất vả. Với những người không có cơ hội du lịch nước ngoài để mua hàng hiệu giá cả phải chăng hơn, đây chính là thời điểm họ sẵn sàng mở hầu bao.
Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại với Mỹ đang tạo nhiều gánh nặng lên nền kinh tế Trung Quốc, nhất là chứng khoán và tiền tệ. Trong khi đó, Bắc Kinh muốn người dân chi tiêu nhiều hơn ở trong nước hơn là mua sắm trong những chuyến đi du lịch nước ngoài. Điều này đã trở thành hiện thực.
Thuế đánh vào quần áo nhập khẩu, vốn được duy trì là 25%, nay đã giảm xuống 7,1%. Gần đây, nhà chức trách Trung Quốc không cho phép khách du lịch trở về nhà với những hàng hóa không khai báo. Điều này khuyến khích người Trung Quốc mua bán ngay trong nước.
Khoảng cách chi tiêu cho xa xỉ phẩm của người Trung Quốc khi đi nước ngoài và ở trong nước đang ngày càng thu hẹp. Trong tương lai, con số này có thể cân bằng là 50-50. Các doanh nghiệp nước ngoài cũng đang nỗ lực tận dụng cơ hội này thông qua việc mở cửa hàng hay hợp tác với Alibaba để mở các cửa hàng trực tuyến.