MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sau khi nghe cuộc trò chuyện giữa 2 cha con trên tàu điện ngầm, tôi chợt nhận ra: Cha mẹ có thể thay đổi vạch xuất phát của con cái

02-04-2024 - 20:15 PM | Sống

Sau khi nghe cuộc trò chuyện giữa 2 cha con trên tàu điện ngầm, tôi chợt nhận ra: Cha mẹ có thể thay đổi vạch xuất phát của con cái

Mọi người đều nghĩ rằng giáo dục là cuộc đấu tranh trẻ em, nhưng thực tế nó cũng là cuộc đấu tranh của mỗi bậc cha mẹ.

*Dưới đây là bài chia sẻ của một tác giả giấu tên được đăng trên trang Toutiao (Trung Quốc). Bài viết được phân tích theo cái nhìn của cá nhân tác giả, chỉ mang tính chất tham khảo.

Năm trước, tôi có chuyến công tác tại Bắc Kinh, khi bắt tuyến tàu điện ngầm số 1 đến Tháp Quốc Mậu, tôi tình cờ nghe được cuộc trò chuyện của hai cha con nọ.

Đứa trẻ có thói quen học thuộc lòng một bài thơ mỗi ngày, và tình cờ hôm đó cậu bé đã học thuộc lòng tác phẩm "Vĩnh ngộ lạc - Kinh khẩu Bắc Cố đình hoài cổ" của tác giả Tân Khí Tật, một nhà thơ, nhà làm từ nổi tiếng trong lịch sử văn học Trung Quốc.

Trong đó có câu:

“Nguyên Gia thảo thảo

Phong Lang Cư Tư

Doanh đắc thương hoàng Bắc Cố.

Tứ thập tam niên…”

Cậu bối rối hỏi cha mình một câu: “Hoắc Khứ Bệnh được phong làm quan năm 21 tuổi. Chẳng phải người này còn quá trẻ sao?” Thành thật mà nói, tôi cũng từng có những thắc mắc tương tự khi đọc câu này khi còn nhỏ. Tò mò, tôi dỏng tai lên và chăm chú lắng nghe.

Khi nhận được câu hỏi bất ngờ của cậu con trai, người cha lúc đầu rất bối rối nhưng nhanh chóng đưa ra suy nghĩ của mình. Bắt đầu từ cuộc đời của Hoắc Khứ Bệnh, đến sự so sánh sức mạnh giữa người Hán và người Hung Nô trong lịch sử Trung Quốc bấy giờ, và cuối cùng nói về chiến tích của Hoắc Khứ Bệnh. Cách diễn giải rõ ràng và kho kiến thức phong phú của người bố khiến tôi phải choáng váng một lúc. Lần đầu tiên, tôi cảm nhận được rõ ràng khoảng cách giáo dục giữa các gia đình khác nhau như thế nào.

Tôi không phải là người duy nhất gặp phải trải nghiệm này, nhiều cư dân mạng cũng đã chia sẻ câu chuyện tương tự:

“Trên tàu điện ngầm Bắc Kinh, một người cha đang dạy con trai cách tính khoảng cách từ mặt trời đến trái đất.” Hay “tôi đang ở trên tàu điện ngầm và nghe thấy một bà mẹ nói chuyện với con trai về cách một công ty có thể phát hành cổ phiếu ra công chúng.”

Ở cùng độ tuổi, trong khi một số đứa trẻ đang say mê những trò chơi vô bổ, thì một số trẻ khác đã được bố mẹ của chúng cho khám phá thế giới rộng lớn bên ngoài. Lúc này, tôi lại nhớ Giáo sư Tấn Quân của Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc, đã từng nói với sinh viên trong trường rằng: “Gia đình bạn quyết định lượng tài nguyên bạn có thể tiếp cận và quyết định môi trường học tập của bạn.”

Có thể thấy cha mẹ có thể thay đổi xuất phát điểm của con cái.

01

Có người đã thống kê nghề nghiệp của phụ huynh các học sinh có điểm cao trong kỳ thi tuyển sinh đại học ở Trung Quốc từ năm 2007 đến năm 2016. Trong đó, số phụ huynh làm giáo viên chiếm tỷ lệ cao nhất, lên tới 35,09%.

So với những bậc cha mẹ khác, họ có thể không có năng lực tốt nhất hay thu nhập cao nhất nhưng nhờ sự nghiệp của mình, họ có thể tạo ra môi trường giáo dục tốt hơn cho con cái. Nói cách khác, xét cho cùng, điều quan trọng trong giáo dục là kiến thức và hiểu biết của cha mẹ.

Không chỉ các cuộc thi mới cho chúng ta thấy rõ điều đó. Chỉ cần mở TV lên, nhiều câu chuyện thực tế trong cuộc sống cũng khiến chúng ta hiểu được tầm quan trọng của nền tảng gia đình sẽ quyết định tương lai con cái như thế nào.

Có một cậu bé tên Lý Giai ở Trung Quốc. Khi cậu 7 tuổi, bố mẹ cậu đưa cậu đến một thị trấn nhỏ chuyên sản xuất quần áo ở thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông. Cha mẹ và chị gái cậu bé đều làm việc tại xưởng sản xuất của thị trấn, kể từ đó, cuộc sống của cậu luôn gắn liền với những bộ y phục.

photo-1712044492605

Ảnh minh họa: Toutiao

Năm 17 tuổi, Lý Giai cảm thấy việc học thật nhàm chán nên đã xin vào làm tại xưởng sản xuất may cùng bố mẹ và trở thành nhân viên trẻ nhất của nhà máy. Bố mẹ cậu cũng đồng ý vì họ nghĩ dù sao đi học cũng tốn tiền, ra ngoài đi làm sớm cũng là điều tốt.

Công việc hàng ngày của cậu rất nhàm chán, cậu bị ép vào một căn phòng đầy nhiệt và thực hiện một công việc lặp đi lặp lại như một cái máy, rất đơn điệu và tẻ nhạt. Làm việc được một thời gian, Lý Giai nói với gia đình: “Trước đây con thấy việc học nhàm chán, nhưng không ngờ làm việc lại nhàm chán hơn.” Sau đó, Lý Giai nghỉ việc để tìm việc khác nhưng cuối cùng cậu lại quay về xưởng may vì không quen làm những công việc khác. Cứ như vậy, cuộc đời Lý Giai đã bị lấp đầy trong dây chuyền sản xuất quần áo.

02.

Có người cho rằng, thứ gọi là cuộc đấu tranh của cha mẹ không phải ở việc gia đình có bao nhiêu của cải mà là trình độ nuôi dạy con cái.

Lã Chi Hoa là cô gái sinh ra ở một vùng nông thôn xa xôi của Quý Châu, Trung Quốc. Trong làng, có rất nhiều đứa trẻ chưa học hết cấp 2 đã đi làm, rất ít học đến hết cấp 3. Cha cô là người duy nhất sẵn sàng tiết kiệm tiền để cho cô đi học, thậm chí còn đưa cô đi thăm các trường đại học ở các thành phố lớn.

Năm thứ 3 trung học cơ sở, cô được nhận vào trường trung học trọng điểm của thành phố với kết quả xuất sắc. Khi đó, nếu cô vào học tại một trường cấp 3 bình thường trong huyện, nhà trường sẽ cấp học bổng trị giá 10.000 NDT. Tuy nhiên, bố cô đã trực tiếp từ chối và quyết định cho cô được học ở một trường tốt dù phải bán mọi thứ trong nhà đi chăng nữa.

Cuối cùng, cô không chỉ được nhận vào Đại học trọng điểm như mong muốn mà còn có một công việc tốt tại thành phố lớn. Cô ấy nói nếu không có sự ủng hộ của bố, có lẽ cô chỉ mãi ở trong ngôi làng nhỏ trên núi ở Quý Châu cho đến hết đời.

Có thể nói, tầm nhìn của cha mẹ ở đâu thì cuộc sống của con cái sẽ bén rễ ở đó. Nếu cho con leo núi, chúng sẽ không bị xuống đáy thung lũng; nếu chỉ cho con nhìn thấy những ao nước tù thì chúng sẽ hiếm khi nuôi được khát khao ra biển lớn. 

03

Nhà giáo dục nổi tiếng người Trung Quốc, Giả Dung Đào, từng giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường và vợ, trong khi ông chỉ chịu trách nhiệm kiếm tiền nuôi gia đình. Kết quả là con trai ông chỉ có thành tích rất kém, còn tham gia nhiều cuộc đánh nhau tập thể và suýt bị đuổi khỏi trường. Tại sao lại như vậy?

photo-1712044476935

Ảnh minh họa: Toutiao

Sau một thời gian xem xét, ông cảm thấy mấu chốt nằm ở chính mình nên đã quyết tâm thay đổi bản thân và đọc rất nhiều sách để tìm hiểu về giáo dục gia đình. Trong hai năm, ông đã đọc hơn 200 cuốn sách các loại, viết hơn 800.000 từ ghi chú đọc và kinh nghiệm giảng dạy, đồng thời kiên trì đánh giá lời nói và việc làm của mình mỗi ngày.

Con trai ông nghiện game nhưng ông không còn la mắng hay đánh đập mà giúp con phát triển những sở thích khác. Khi con trai mắc lỗi, ông sẽ nhìn vấn đề từ góc độ của con trai và hướng dẫn con suy nghĩ.

Trong khi bản thân Giả Dung Đào đang nỗ lực để tiến bộ thì con của ông cũng đang âm thầm thay đổi. Đứa trẻ bắt đầu tiến bộ trong học tập và cuối cùng được nhận vào một trường đại học trọng điểm, hiện tại cậu đang nối bước cha và trở thành một chuyên gia giáo dục gia đình.

Bạn thấy đấy, chỉ khi tu dưỡng bản thân tốt thì chúng ta mới có đủ khả năng cho con cái mình một nền giáo dục tốt hơn. Mọi người đều nghĩ rằng giáo dục là cuộc đấu tranh trẻ em, nhưng thực tế nó cũng là cuộc đấu tranh của cha mẹ. Thành công trong giáo dục của con cái phụ thuộc vào nhận thức và khả năng của cha mẹ cao đến mức nào.

(Theo Toutiao)

Ánh Lê

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên