Vingroup quyết định chuyển Vinschool từ mô hình "Phi lợi nhuận" sang "Không lợi nhuận"
Bản chất của cả 2 mô hình này là Vingroup đều không thu lợi nhuận về mà tái đầu tư phát triển. Tuy nhiên, mô hình không lợi nhuận dễ hiểu hơn cho mọi người khi thực hiện thao cách lấy tổng chi phí dự kiến chia cho tổng số học sinh dự kiến cho từng năm học.
- 12-02-2017Chỉ sau 3 năm hoạt động, Vinschool của Vingroup đã đạt doanh thu hơn 700 tỷ, tương đương với FPT Education 15 năm tuổi
- 01-10-2016Từ việc Vinschool chuyển sang mô hình phi lợi nhuận, nhìn lại “thị trường” giáo dục tư nhân Việt Nam
Hệ thống giáo dục Vinschool vừa ra thông báo về định hướng phát triển, chuyển hẳn từ mô hình Phi lợi nhuận sang mô hình Không lợi nhuận, bắt đầu từ học kỳ 2 năm học 2017-2018. Văn bản này là khẳng định của lãnh đạo nhà trường nhằm làm rõ về mô bình hoạt động mới cũng như phản hồi các ý kiến của phụ huynh liên quan đến những công bố gần đây về định hướng hoạt động của chuỗi trường học này.
Công bố về mô hình mới của Vinschool giải đáp được một phần những thắc mắc của phụ huynh học sinh về những công bố liên quan đến định hướng hoạt động của chuỗi trường học này.
Sự giống nhau của 2 mô hình "phi lợi nhuận" và "không lợi nhuận" khá dễ hiểu, ngay từ tên gọi của nó đã cho thấy Vingroup không thu lợi nhuận từ Hệ thống giáo dục Vinschool còn sự khác biệt nằm ở chỗ:
Mô hình phi lợi nhuận: Đơn vị phi lợi nhuận là đơn vị hoạt động vẫn có lợi nhuận, nhưng phần lợi nhuận đó không được chia cho các cổ đông sở hữu công ty mà dùng để tái đầu tư, phục vụ cộng đồng. Theo luật hiện hành, công ty phi lợi nhuận (hay còn gọi là doanh nghiệp xã hội) chỉ cần dành ra trên 51% lợi nhuận để tái đầu tư nhưng Vingroup đã cam kết sẽ dành toàn bộ 100% lợi nhuận thu được của Vinschool cho các hoạt động tái đầu tư để phát triển và phục vụ cộng đồng.
Mô hình không lợi nhuận: Từ học kỳ 2 năm học 2017-2018, Vinschool sẽ chuyển sang hoạt động không có lợi nhuận. Mức học phí chuẩn (áp dụng cho học sinh mới) từ năm 2018-2019 được xây dựng trên cơ sở lấy tổng chi phí dự kiến chia cho tổng số học sinh dự kiến cho từng năm học, tức là không có lợi nhuận. Trường hợp số lượng học sinh không đạt mức tối đa theo dự kiến thì Tập đoàn Vingroup cam kết bù lỗ phần chi phí không có doanh thu bù đắp. Đồng thời, Vingroup sẽ phải đầu tư tối thiểu 300 tỷ đồng để bù đắp khoản chi phí hỗ trợ giãn lộ trình tăng học phí cho toàn bộ học sinh cũ trong 3 năm tới và sẽ tiếp tục hỗ trợ bù lỗ để giữ nguyên học phí trong 2 năm tiếp theo tới năm 2023. Ngoài ra, Vingroup sẽ tài trợ chi phí để nâng cấp cơ sở vật chất tại các trường như xây dựng hồ bơi trong nhà, sân bóng tại Trường tiểu học Times City, Nhà hát tại Vinschool The Harmony.
Tổng Giám đốc hệ thống Vinschool: Chúng tôi không mưu cầu lợi nhuận từ việc tăng học phí
Nhịp sống kinh tế