MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sau lần nhập viện một mình, tôi quyết bán nhà khoảng 3 tỷ đồng vào viện dưỡng lão: Mong dựa vào con cái may rủi chẳng khác chờ trúng số

17-05-2023 - 23:02 PM | Sống

Sau lần nhập viện một mình, tôi quyết bán nhà khoảng 3 tỷ đồng vào viện dưỡng lão: Mong dựa vào con cái may rủi chẳng khác chờ trúng số

Có 4 người con được nuôi ăn học thành tài nhưng tôi vẫn phải nhập viện phẫu thuật một mình, tự trả viện phí tự chăm sóc bản thân nhưng các con chỉ hỏi thăm khi biết tôi có ý định bán nhà.

Bài viết của tác giả họ Lưu trên nền tảng Toutiao (Trung Quốc)

Mong dựa vào con cái cũng may rủi giống như mong trúng số

Tôi năm nay đã 75 tuổi, có tổng cộng 4 người con 2 trai 2 gái. Trước đây tôi vẫn luôn cảm thấy nếu nuôi được 4 đứa con khôn lớn, sau này tuổi già không cần lo lắng, là chỗ dựa vững chắc của cha mẹ. Thế nhưng sau này, chúng lại làm tôi thất vọng không nguôi.

Điều kiện gia đình chúng tôi không tệ, con cái đều ăn học đầy đủ. Nhưng khi thành đạt rồi, chúng lại lần lượt rời xa cha mẹ. Ba đứa lên tỉnh làm ăn còn cô con gái lớn nhất cũng lấy chồng sớm, chẳng mấy khi về thăm chúng tôi. Các con mải chăm lo gia đình nhỏ, đến Tết cũng ít khi sum họp.

Vợ chồng tôi chỉ cảm thấy hài lòng phần nào vì ngoài việc góp tiền mua nhà cho 2 con trai thì không phải lo chăm cháu hộ các con. Do vợ chồng tôi khi ấy vẫn còn công tác tại đơn vị nên việc bế cháu hộ các con không thuận tiện. Không biết có phải vì các con cảm thấy sự giúp đỡ của cha mẹ quá ít không mà càng lớn tuổi chúng càng ít quan tâm chúng tôi.

Sau lần nhập viện một mình, tôi quyết bán nhà khoảng 3 tỷ đồng vào viện dưỡng lão: Mong dựa vào con cái may rủi chẳng khác chờ trúng số - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Vợ chồng ốm đau nằm viện chúng tôi đều tự chăm sóc nhau, cảm thấy việc muốn dựa dẫm vào con cái như mong trúng số, tuỳ may rủi và tâm trạng chúng. Năm tháng bình yên trôi qua, chồng tôi lâm trọng bệnh qua đời khiến tôi sống trong hoang mang. Không người con nào nhận chăm sóc nên tôi ở một mình, cố gắng ăn uống lành mạnh và tập thể dục để tốt cho sức khoẻ bản thân.

Thế nhưng tuổi cao sức yếu, bước qua mốc 70 tôi lập tức mắc viêm khớp, cao huyết áp, cả bệnh tim mạch. Thỉnh thoảng các con mới quan tâm đến sức khoẻ và quay về thăm tôi, còn lại là do tôi phải tự lực hết.

Tự lực chăm sóc mình khi về già là đủ hạnh phúc

Mùa hè năm ngoái tôi phải trải qua một căn phẫu thuật nhỏ nên phải ở lại bệnh viện theo dõi 4,5 ngày. Bệnh viện yêu cầu phải có 1 người ở cùng để chăm sóc nên tôi muốn nhờ các con thay phiên nhau vào. Thế nhưng không ai trong số chúng có thể chăm sóc tôi. Con trai thì nói phải đi làm không xin phép được, con dâu lấy lý do phải chăm con, con gái chỉ đáp lại rằng mình không có thời gian.

Nhìn những bệnh nhân khác có con cái sum vầy chăm sóc, tôi có phần tủi thân và ghen tỵ với họ. Khi người giường bên hỏi lý do vì sao lại nhập viện một mình, tôi chỉ nói mình bí mật giấu các con đi phẫu thuật vì không muốn người nhà lo lắng. Nói xong những lời này lại cảm thấy quá khó để giả vờ mạnh mẽ những lúc bệnh tật.

Ngày tôi phẫu thuật y tá tìm cho tôi một điều dưỡng, giúp tôi lau vết mổ, nấu ăn, mua đồ nhưng hậu phẫu tôi tự thấy có thể chăm sóc được bản thân. Nghe lời phàn nàn của con dâu giường bên về việc cụ bà bắt các con xin nghỉ phép để chăm sóc mình, tôi nghĩ nếu tôi bắt các con làm vậy, có thể chúng cũng sẽ oán trách sau lưng tôi. Suy đi tính lại thì nhập viện một mình cũng tốt, có thể yên tĩnh tĩnh dưỡng cho vết thương lành hẳn.

Sau lần nhập viện một mình, tôi quyết bán nhà khoảng 3 tỷ đồng vào viện dưỡng lão: Mong dựa vào con cái may rủi chẳng khác chờ trúng số - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Sau khi xuất viện, tôi đã lên một kế hoạch cho tuổi già của mình để chắc chắn có thể tự bản thân sống tốt. Tôi không còn mong con cái phải hiếu thảo để phụng dưỡng mình nữa vì càng mong đợi nhiều, càng dễ thất vọng hơn. Ngẫm ra điều này, lòng tôi nhẹ nhõm hơn sau rất nhiều năm.

Tôi có ý định bán căn nhà hơn 100m2 của mình, tuy cũ nhưng nằm ở khu đô thị nên được định giá có thể hơn 1 triệu NDT (tương đương 3,3 tỷ đồng). Hơn nữa tôi còn có khoản tiết kiệm 300.000 NDT (hơn 1 tỷ đồng), lương hưu hàng tháng hơn 6.800 NDT (hơn 22 triệu đồng), cộng lại, dù chọn viện dưỡng lão hay thuê bảo mẫu cho người già, tôi đều có thể sống thoải mái tự do đến cuối đời.

Khi tôi thông báo sẽ bán nhà để vào viện dưỡng lão, các con đột nhiên sốt sắng gọi điện lo lắng hỏi thăm, ngày nghỉ cũng vượt đường xa về thăm tôi. Nhưng tôi biết chúng đều có tham vọng với tài sản và nhà cửa nên tôi tránh nói tới việc sẽ chia tài sản thế nào. Nghĩ đến phần còn lại cuộc đời được định sẵn trong tay mình mới đúng là an dưỡng tuổi già.

Sau lần nhập viện một mình, tôi quyết bán nhà khoảng 3 tỷ đồng vào viện dưỡng lão: Mong dựa vào con cái may rủi chẳng khác chờ trúng số - Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ

Dưới bài đăng này, nhiều người đồng cảm với hoàn cảnh của dì Lưu và cảm thấy may mắn vì người phụ nữ này có tài chính khá vững chắc nên mới có thể tự tin sống 1 mình khi về già. “Chỉ cần dì có đủ tiền, không cần bận tâm đến con cái đã trưởng thành, tự lo cho mình là được”, một tài khoản tên Phong bình luận.

Những cư dân mạng khác đều bày tỏ đọc xong bài viết này, họ biết mình vẫn cần chăm sóc con cái nhưng sẽ sống lành mạnh để về già có sức khoẻ thật tốt, tiết kiệm một khoản để “chừa cho mình 1 đường lui” nếu không được con cái quan tâm.

Dì Lưu chỉ là 1 trong hơn 100 triệu người trên 60 tuổi ở Trung Quốc sống cùng bạn đời hoặc sống một mình năm 2021, theo SCMP. Chính phủ Trung Quốc từng công bố chính sách khuyến khích thanh niên trưởng thành sống cùng hoặc sống gần cha mẹ bằng ưu đãi nhà ở và và một số chi phí tiện ích khác.

Phương Linh

Thể thao & văn hóa

Trở lên trên