Sau liên tiếp chính sách gỡ khó, giảm lãi suất tiếp tục là liều "dopping" thúc thị trường bất động sản tăng tốc
Bên cạnh việc gỡ khó về pháp lý cho các dự án, "cứu" thị trường trái phiếu, việc giảm lãi suất cho vay được cho là rất cần thiết để thị trường bất động sản phục hồi và sớm tăng trở lại từ quý 2.
Sau Nghị quyết 33 và Nghị định 08 của Chính phủ, trong ngày 14/3, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng ngay lập tức ban hành hai Quyết định điều chỉnh các lãi suất điều hành từ 0,5% - 1%.
Cụ thể, Quyết định số 313/QĐ-NHNN giữ nguyên lãi suất tái cấp vốn, nhưng điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu 1% về 3,5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm của NHNN đối với các TCTD cũng giảm về mức 6% từ 7%.
Quyết định số 314/QD-NHNN quy định giảm lãi suất các khoản cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của TCTD với nhóm khách hàng thuộc lĩnh vực ưu tiên bao gồm: nông nghiệp, xuất khẩu, kinh doanh ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp vừa và nhỏ, về mức 5%/năm.
Theo VNDirect, đây là lần đầu tiên NHNN điều chỉnh thực hiện giảm lãi suất điều hành trong 2 năm gần đây, đánh dấu những nỗ lực của Chính phủ trong việc ổn định mặt bằng của lãi suất.
Thực tế cho thấy, liên tiếp những tuần gần đây, nhiều ngân hàng đã giảm lãi suất tiền gửi, đưa mặt bằng lãi suất huy động giảm 1 - 2%/năm so với cao điểm cuối năm 2022. Áp lực lãi suất đầu vào giảm đã tạo điều kiện để các ngân hàng giảm dần lãi suất đầu ra (lãi suất cho vay), hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế, trong đó có cả doanh nghiệp bất động sản, lĩnh vực đầu kéo trong nền kinh tế khi có khả năng tác động đến hơn 40 ngành kinh tế qun trọng khác. Theo đó, nếu mặt bằng lãi suất tiền gửi giảm về mức dưới 7%/năm sẽ kéo lãi suất cho vay về quanh mức 10%/năm. Việc này hỗ trợ rất nhiều cho doanh nghiệp nhà đầu tư, cá nhân vay mua bất động sản.
"Nếu lãi suất cho vay hạ, thị trường địa ốc sẽ đón nhận tín hiệu thanh khoản tốt. Ðây chính là cơ sở để thị trường bất động sản phục hồi và tăng trưởng trở lại. Thực tế suốt thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành đều rất tập trung để tháo gỡ khó khăn của thị trường bất động sản", PGS.TS Ðinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế nhận định.
Trên cơ sở tỷ giá ổn định và thanh khoản thị trường tốt, chuyên gia kinh tế, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh tin tưởng lãi suất sẽ giảm thêm, cụ thể lãi suất cho vay có thể giảm rõ rệt hơn bắt đầu từ quý II/2023.
Đồng tình với quan điểm của ông Thịnh, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng, thời gian tới, lãi suất cho vay mua nhà tại các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân kỳ vọng có thể giảm xuống 10 - 11%/năm. Lãi suất hợp lý cộng với hàng loạt các giải pháp gỡ vướng về thủ tục pháp lý sẽ tạo nguồn cung mới, giúp thị trường khởi sắc trở lại.
Có thể thấy, hàng loạt nút thắt về vốn, pháp lý của bất động sản đang dần được tháo gỡ nhằm "phá băng" sức ì của thị trường. Bắt đầu tư Nghị định 08 cho phép kéo dài thời hạn của trái phiếu thêm tối đa 2 năm rồi đến Nghị quyết số 33 về giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, nay việc có thêm dòng tiền từ giảm lãi suất ngân hàng tạo những kỳ vọng mới cho thị trường bất động sẽ sớm ấm lên và có thể bùng nổ ngay trong năm 2023.
Nhận định về triển về cho nhà đầu tư bất động sản cuối năm, ông Trần Quang Trung, Giám đốc Phát triển Kinh doanh OneHousing cho rằng: "Chúng ta phải có niềm tin ở tương lai sau hàng loạt giải pháp gỡ khó cho bất động sản liên tục được Chỉnh phú đưa ra. Quy luật phát triển của thị trường bất động sản sẽ có lúc đi lên, có lúc đi xuống và ngay trong lúc đi xuống cũng có những điểm sáng".
"Tôi nhận thấy bất động sản tạo dòng tiền (bất động sản cho thuê) đang là xu hướng tiếp theo của thị trường bất động sản, bắt nhịp với xu hướng của thế giới. Tâm lý thay đổi, hành vi thay đổi cùng với việc ban hành các luật, nghị định… sẽ tạo cơ hội lớn cho thị trường năm 2023, 2024", ông Trung cho biết.
Đề xuất thêm về những chính sách tiếp tục hỗ trợ cho thị trường sắp tới, VNDirect cho rằng : "Nghị định 08 và Nghị quyết 33 có thể giúp xoa dịu áp lực thanh khoản trong ngắn hạn, Quyết định 313 và 314 của NHNN thúc đẩy thêm sự hỗ trợ, khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản trong 3-6 tháng tới. Tuy nhiên, bất động sản vẫn cần thêm những giải pháp mạnh mẽ gỡ khó về pháp lý, đặc biệt đảm bảo ưu tiên những dự án đang xây dựng dở dang để có thể bàn giao kịp thời đến khách hàng".
VNDirect cũng cho rằng Luật Đất đai sửa đổi nếu được ban hành và có hiệu lực kịp thời như kế hoạch vào nửa cuối 2024 sẽ là bước ngoặt lớn cho ngành bất động sản, khi tháo gỡ được các nút thắt pháp lý trong việc phê duyệt dự án nhà ở mới, từ đó giúp nguồn cung nhà ở dần phục hồi từ 2024-2025.
Nhịp Sống Thị Trường