MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sau một mùa hè nới lỏng, khu vực này lại trở thành "chảo lửa" Covid-19 của thế giới: Nỗi lo chết chóc tang thương chưa bao giờ hết!

17-11-2021 - 08:53 AM | Tài chính quốc tế

Sau một mùa hè nới lỏng, khu vực này lại trở thành "chảo lửa" Covid-19 của thế giới: Nỗi lo chết chóc tang thương chưa bao giờ hết!

Những tưởng sau khi đã có vaccine và "quen" sống chung với dịch bệnh, thế giới sẽ dễ dàng bước qua đại dịch Covid-19 nhưng thực tế không phải thế...

Có những con số không muốn nhắc đến nhưng ai cũng phải biết, rằng: Tính đến sáng ngày 16/11, thế giới đã ghi nhận hơn 254 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó có tới 5,12 triệu người đã nằm xuống. Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ đầu đại dịch đến nay vẫn là Mỹ với tổng số 47,91 triệu ca mắc, trong đó có hơn 783.500 ca tử vong. Thứ 2 là quốc gia châu Á Ấn Độ với 34,44 triệu ca mắc, hơn 463.600 ca tử vong. Brazil đứng thứ 3 với 611.300 ca tử vong trong tổng số 21,95 triệu ca mắc.

Những con số vượt xa sức tưởng tượng của bất kỳ ai kể từ khi đại dịch Covid-19 ập đến làm xáo trộn cả thế giới, cuộc sống thay đổi, vạn vật đổi thay và biết bao người đã mất mạng.

Khi vaccine được sản xuất đại trà, người ta đã hy vọng về một tương lai không còn cảnh người người nhà nhà bịt khẩu trang kín mít, ôm nhau hay bắt tay cũng chẳng dám. Khi tỷ lệ tiêm vaccine phòng Covid-19 liên tục tăng, nhiều nước trên thế giới đã và đang điều chỉnh chiến lược phòng chống dịch, chuyển từ chiến lược “zero Covid-19” (phong tỏa nghiêm ngặt, quét sạch virus trong cộng đồng) sang “sống chung với Covid-19". Thế nhưng, những biến thể mới liên tục xuất hiện đã khiến quá trình “bình thường mới” ở một số nước bị chậm đi, thậm chí khiến tình hình trở nên xấu hơn. Trong đó phải kể đến khu vực châu Âu. 

Bản thân châu lục này đã tự nhận và trông thấy rõ ràng rằng họ lại đang là "chảo lửa" Covid-19. Và nó như một lời nhắc nhở cho Mỹ và các quốc gia khác về "bản chất biến đổi không ngừng" của Covid-19, cứ dẹp yên được một chút lại có biến thể mới xuất hiện...

Tình trạng báo động

Theo số liệu cập nhật hồi đầu tháng 11, tình hình châu Âu đã diễn biến theo chiều hướng xấu. Các quốc gia có tỉ lệ ca nhiễm tăng cao nhất bao gồm CH Czech (101%), Hungary (92%), Đan Mạch (80%), Ba Lan (70%), Croatia (65%), Slovakia (63%)...

Các nhà chức trách nhiều nước châu Âu đang cân nhắc tái áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt trước đợt lễ Giáng sinh và gây tranh cãi về việc vaccine có đủ sức ngăn dịch bùng phát?

Theo đánh giá của Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh châu Âu, 27 nước thành viên EU hiện được phân thành 2 nhóm: rất đáng lo ngại và đáng lo ngại

Nhóm các quốc gia "cực kỳ đáng lo ngại" gồm: Bỉ, Ba Lan, Hà Lan, Bulgaria, Croatia, CH Séc, Estonia, Hy Lạp, Hungary và Slovenia.

Nhóm "đáng lo ngại" gồm: Đức, Áo, Đan Mạch, Phần Lan, Ireland, Latvia, Litva, Luxembourg, Romania và Slovakia.

Các chuyên gia cho rằng việc nới lỏng quá sớm biện pháp hạn chế khi độ phủ vaccine Covid-19 trong dân số chưa đủ cao cùng với sự suy giảm mức độ miễn dịch ở những người tiêm vaccine đợt đầu khiến số ca nhiễm tăng vọt ở châu Âu mặc dù tốc độ gia tăng ca tử vong vẫn chậm hơn so với làn sóng trước.

Rất đáng lo ngại

Sau một mùa hè nới lỏng hạn chế đưa cuộc sống quay trở lại bình thường, hầu hết các nước châu Âu lại tiếp tục đối mặt với làn sóng Covid-19 mới.

Theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins, trong những tuần gần đây, Đức báo cáo số lượng ca nhiễm mới hàng ngày kỷ lục, với hơn 50.000 ca nhiễm mới mỗi ngày. Cơ quan Kiểm soát bệnh tật Đức cảnh báo về tốc độ lây nhiễm tăng - đã đạt đến 145/100.000 dân, mức cao nhất kể từ tháng 5/2021. Số bệnh nhân đang cần chăm sóc tích cực tương đương với tháng 10/2020 (khoảng 1.868 người vào ngày 29/10).

Sau một mùa hè nới lỏng, khu vực này lại trở thành chảo lửa Covid-19 của thế giới: Nỗi lo chết chóc tang thương chưa bao giờ hết! - Ảnh 1.

Hà Lan cũng thông báo hơn 16.000 ca nhiễm mới khiến chính phủ phải bắt đầu một đợt phong tỏa thứ 7 kéo dài ít nhất 3 tuần.

Sau một mùa hè nới lỏng, khu vực này lại trở thành chảo lửa Covid-19 của thế giới: Nỗi lo chết chóc tang thương chưa bao giờ hết! - Ảnh 2.

Khi số ca nhiễm mới tăng lên, Bỉ đã áp dụng lại một số biện pháp hạn chế, bao gồm yêu cầu đeo khẩu trang ở những nơi công cộng. Mọi người cũng phải xuất trình thẻ Covid-19 để vào các quán bar, nhà hàng và câu lạc bộ thể dục. Hộ chiếu vaccine cho thấy họ đã được tiêm phòng đầy đủ, xét nghiệm âm tính gần đây hoặc khỏi bệnh gần đây. Tuy vậy, quốc gia chỉ có 10 triệu dân này vẫn ghi nhận hơn 15.000 trường hợp nhiễm mới mỗi ngày.

Sau một mùa hè nới lỏng, khu vực này lại trở thành chảo lửa Covid-19 của thế giới: Nỗi lo chết chóc tang thương chưa bao giờ hết! - Ảnh 3.

Bất chấp sự gia tăng đột biến, tỷ lệ tử vong hàng ngày ở cả 3 quốc gia vẫn tương đối ổn định so với mức tăng đột biến trong quá khứ và các chuyên gia cho rằng tỷ lệ tiêm vaccine cao đã làm suy yếu mối liên hệ giữa số trường hợp nhiễm bệnh, nhập viện và tử vong.

Tại Anh - quốc gia có tỉ lệ tiêm vaccine khá cao và đã bỏ hầu hết các biện pháp phòng dịch - số ca nhiễm mỗi ngày vẫn giữ trên mức 40.000, ca tử vong dao động trên dưới 150. Theo Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS), ca nhiễm đang ở mức cao nhất kể từ đầu năm 2021, tuy nhiên ca nhập viện và tử vong thấp hơn đáng kể so với đợt bùng dịch lần hai hồi tháng 1/2021 được cho là nhờ hiệu quả của vaccine.

Sau một mùa hè nới lỏng, khu vực này lại trở thành chảo lửa Covid-19 của thế giới: Nỗi lo chết chóc tang thương chưa bao giờ hết! - Ảnh 4.

Theo dữ liệu của Johns Hopkins, trong tuần vừa qua, một số quốc gia lần lượt báo cáo số người tử vong cao kỷ lục: Romania với 591 người; Bulgaria với 334 người; và Latvia với 64 người. Romania và Bulgaria là 2 trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng Covid-19 thấp nhất trên toàn châu lục, theo cơ quan theo dõi tiêm chủng của EU.

Sau một mùa hè nới lỏng, khu vực này lại trở thành chảo lửa Covid-19 của thế giới: Nỗi lo chết chóc tang thương chưa bao giờ hết! - Ảnh 5.

Dữ liệu mới nhất cho thấy chưa đến 23% dân số trưởng thành ở Bulgaria đã được tiêm phòng đầy đủ, trong khi chỉ hơn 25% đã tiêm ít nhất một mũi. Ở Romania, chỉ dưới 34% dân số trên 18 tuổi đã được tiêm chủng đầy đủ, trong khi gần 38% đã tiêm ít nhất một liều.

Sau một mùa hè nới lỏng, khu vực này lại trở thành chảo lửa Covid-19 của thế giới: Nỗi lo chết chóc tang thương chưa bao giờ hết! - Ảnh 6.

Một phụ nữ cầm một tấm áp phích tại một cuộc biểu tình phản đối tiêm vaccine Covid-19 ở Sofia (Bulgaria) vào tháng trước.

Chính phủ Áo đã áp dụng biện pháp ứng phó chưa từng có tiền lệ, yêu cầu khoảng 2 triệu người chưa tiêm chủng đầy đủ không được ra đường trừ lý do cần thiết.

Sau một mùa hè nới lỏng, khu vực này lại trở thành chảo lửa Covid-19 của thế giới: Nỗi lo chết chóc tang thương chưa bao giờ hết! - Ảnh 7.

Đường phố ở Áo trong ngày đầu tiên áp dụng lệnh phong tỏa với người chưa tiêm chủng.

Sau một mùa hè nới lỏng, khu vực này lại trở thành chảo lửa Covid-19 của thế giới: Nỗi lo chết chóc tang thương chưa bao giờ hết! - Ảnh 8.

Dịch bùng phát mạnh trở lại khiến hệ thống y tế nhiều nước châu Âu một lần nữa chịu sức ép lớn, thậm chí quá tải.

Sau một mùa hè nới lỏng, khu vực này lại trở thành chảo lửa Covid-19 của thế giới: Nỗi lo chết chóc tang thương chưa bao giờ hết! - Ảnh 9.

Một nhân viên y tế tham gia vào một cuộc tuần hành ở thủ đô Athens hôm 15/11 khi các bệnh viện ở Hy Lạp chịu sức ép ngày càng tăng do Covid-19.

Sau một mùa hè nới lỏng, khu vực này lại trở thành chảo lửa Covid-19 của thế giới: Nỗi lo chết chóc tang thương chưa bao giờ hết! - Ảnh 10.

Giám đốc WHO phụ trách châu Âu cảnh báo, châu Âu có thể ghi nhận thêm 100.000 ca tử vong trong vài tháng tới nếu tình hình này tiếp diễn và chính phủ các nước không hành động quyết liệt hơn.

 Nguồn: Tổng hợp

Theo L.T

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên