Sau một năm tệ hại nhất lịch sử, đây là cách các ‘thế lực’ smartphone Trung Quốc chuyển mình để mong hạ đo ván Apple, Samsung
Các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc đang tìm cách đẩy mạnh thị trường thiết bị cao cấp để thách thức sự thống trị của Apple và Samsung sau một trong những năm được xem là tồi tệ nhất trong lịch sử ngành di động.
- 20-02-2023Độc lạ Samsung: Từng có giá 50 triệu, smartphone này mất 99% giá trị khi thu cũ đổi mới
- 31-01-2023Đừng nghĩ thị trường smartphone tỷ dân “thê thảm” trong năm qua, một ông lớn nội địa vẫn ghi nhận doanh số tăng mạnh, vượt qua cả Apple khiến các hãng “chỉ biết ước”
Tại Mobile World Congress – triển lãm di động lớn nhất thế giới tại Barcelona vào tuần trước, các nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc gần như chiếm sóng hoàn toàn với những gian hàng ấn tượng cùng hàng loạt sản phẩm mới ra mắt.
Oppo – nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ 4 thế giới – đã ra mắt chiếc smartphone màn hình gập mang tên Find N2 Flip với giá hơn 1.000 USD. Đối thủ của họ là Xiaomi cũng lập tức cho ra mắt mẫu Xiaomi 13 và 13 Pro với giá trên 1.000 USD.
Honor – công ty tách ra từ gã khổng lồ viễn thông Huawei – sau đó cho ra mắt chiếc smartphone có thể gập lại trị giá 1.690 USD mang tên Magic Vs.
Những mẫu điện thoại thông minh đắt tiền này thể hiện sự thay đổi trong chiến lược của các công ty Trung Quốc – vốn nổi tiếng trong các năm qua bằng việc cung các những chiếc smartphone giá rẻ với thông số kỹ thuật mạnh mẽ.
“Rất nhiều công ty như Oppo, Xiaomi, OnePlus, Vivo, Realme muốn thể hiện sức mạnh của mình khi họ cố gắng đảm bảo một vị trí trên thị trường cùng với Apple và Samsung – những công ty đang ngày càng thống trị doanh số bán hàng trên toàn cầu”, Ben Wood – Giám đốc nghiên cứu tại CCS Insight nói với CNBC.
Ông lớn smartphone Trung Quốc buộc phải thay đổi
Sự thay đổi chiến thuật này diễn ra sau khi doanh số bán hàng trên thị trường điện thoại thông minh năm ngoái đạt mức thấp nhất kể từ năm 2013. Tuy nhiên, thị phần điện thoại cao cấp (giá trên 800 USD) đã tăng từ 11% lên 18% vào năm 2022. Apple và Samsung gần như chiếm trọn phần thị trường này.
Các nhà sản xuất Trung Quốc buộc phải thay đổi để tìm cách tăng tỷ suất lợi nhuận. Wood cho biết “có một sự thúc đẩy bên trong các nhà sản xuất này để tìm đến thị trường cao cấp – vốn đòi hỏi giá bán trung bình và tỷ suất lợi nhuận cao hơn”.
Động thái thúc đẩy này được đưa ra trùng với thời điểm Trung Quốc mở cửa trở lại. Nó giúp các vị giám đốc – những người đều không thể xuất ngoại từ đầu năm 2020, dễ dàng đi ra nước ngoài hơn.
Năm 2022, thị phần của điện thoại thông minh Trung Quốc như Realme, Oppo và Xiaomi giảm tại châu Âu trong khi Apple và Samsung vẫn tương đối ổn định. Các công ty Trung Quốc đang hy vọng có thể thay đổi điều đó khi nền kinh tế trong nước đã mở cửa trở lại.
“Khi các lệnh phong tỏa được dỡ bỏ, nhà sản xuất sẽ dễ dàng khởi động lại việc sản xuất và xuất khẩu đến các khách hàng toàn cầu. Họ cũng có thể gặp gỡ trực tiếp và mở rộng các mối quan hệ cũng như cơ hội kinh doanh”, Neil Shah tại Counterpint Research nói với CNBC.
“Vì vậy trong 12 tháng tới, chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến sự gia tăng của hoạt động kinh doanh Trung Quốc cũng như lượng khách du lịch đổ xô ra khỏi Trung Quốc. Điều này sẽ thúc đẩy chiến lược toàn cầu của họ”, ông nói.
Thách thức phía trước
Thực tế, các nhà sản xuất Trung Quốc, dù rất muốn, vẫn chưa “mở khóa” được phân khúc smartphone cao cấp. Huawei có thể xem là một ngoại lệ khi ghi nhận thành công nhất định ở phân khúc cao cấp, thậm chí có giai đoạn trở thành nhà sản xuất smartphone số 1 thế giới vào năm 2020. Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt từ Mỹ đã “đè bẹp” hoạt động kinh doanh thiết bị di động của họ.
Xiaomi, Oppo hay Honor sẽ phải đối mặt với các thách thức lớn ở phân khúc smartphone cao cấp.
Đầu tiên là yếu tố nhận diện thương hiệu, theo Wood của CCS Insight. Ông cho hay các công ty Trung Quốc đang chi một số tiền đáng kinh nhạc cho các chiến dịch quảng cáo để nâng cao nhận diện thương hiệu.
Nhưng vấn đề lớn nhất, theo Shah là lợi nhuận bền vững.
Ông cho biết Apple và Samsung đang thống trị hầu hết thị trường cao cấp như Mỹ, châu Âu. Trong khi đó, các thương hiệu Trung Quốc chưa thể xây dựng mảng kinh doanh phần mềm và dịch vụ tầm vóc như Apple, vốn mang lại lợi nhuận cực lớn.
“Khả năng sinh lời là thách thức lớn nhất khi quy mô của họ giảm do các phân khúc mục tiêu ban đầu (giá rẻ và tầm trung) đang bị thu hẹp”, Shah nói.
Nguồn: CNBC
Nhịp sống thị trường