Sau sự cố hệ thống lớn nhất lịch sử, sàn giao dịch chứng khoán Tokyo lập tức đưa kế hoạch cải tổ
Việc tái tổ chức trong thời gian sắp tới của Sở giao dịch Chứng khoán Tokyo sẽ đặt ra các tiêu chuẩn khắt khe hơn cho thị trường blue chip, theo kế hoạch chi tiết vừa được công bố. Động thái này nhằm trấn an các nhà đầu tư toàn cầu và khuyến khích các doanh nghiệp phát triển.
Bản sửa đổi vào tháng 4/2022 sẽ thay thế cấu trúc 4 phần hiện có: phần một (First Section), phần hai (Second Section), thị trường cho startup (Mothers), các công ty công nghệ (Jasdaq) bằng các thị trường "cơ bản – prime", "tiêu chuẩn – standard", "tăng trưởng – growth".
Kế hoạch này được đưa ra khi TSE có một năm ngừng hoạt động tồi tệ nhất từ trước đến nay, đến từ trục trặc hệ thống và lập kế hoạch dự phòng kém khiến sàn giao dịch gặp thách thức trong việc hồi phục lòng tin của nhà đầu tư.
Thị trường Prime (chính) được thiết kế như một không gian cho các công ty lớn được các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm và như vậy sẽ có các tiêu chí khắt khe hơn hiện tại. Ví dụ ngoài việc vốn hóa tối thiểu 241 triệu USD, các công ty cũng cần thể hiện được mức độ quản trị công ty cao. Khoảng 600 doanh nghiệp tại hiện không đáp ứng các yêu cầu mới.
Các công ty thị trường chính sẽ phải tuân theo bộ luật quản trị công ty của Nhật Bản, bộ luật này sẽ được sửa đổi vào mùa xuân tới. Bộ luật này yêu cầu hội đồng quản trị có ít nhất một phần ba giám đốc bên ngoài và khuyến khích sự có mặt của phụ nữ, nhân viên nước ngoài và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Các biện pháp cải thiện công bố thông tin và minh bạch kiểm toán cũng đang được thảo luật.
Các thành viên của thị trường giao dịch mới cũng sẽ bị thúc đẩy cắt giảm tỷ lệ sở hữu chéo, từ lâu được coi là biểu tượng của sự kém hiệu quả trong công ty Nhật Bản.
Thị trường tiêu chuẩn sẽ nhắm vào các công ty cỡ vừa như công ty trong phần hai. Thị trường tăng trưởng dự kiến gồm các công ty khởi nghiệp nhỏ nhưng được đánh giá cao, có kế hoạch đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh và cam kết tiếp tục công bố về tiến độ của họ.
Việc tổ chức lại nhằm thiết lập các vai trò rõ ràng hơn cho các cấu phần khác nhau. TSE hiện có hai thị trường cho các công ty khởi nghiệp, nhưng không có nhiều sự khác biệt giữa chúng.
First Section hiện tại dành cho các doanh nghiệp lớn, có tên tuổi, đang có khoảng 2.200 công ty chiếm khoảng 60% tổng số niêm yết trên thị trường. Nhiều trong số đó định giá thấp và lợi nhuận mỏng.
Các thay đổi sẽ được hoàn thiện sau giai đoạn lấy ý kiến công khai kết thúc vào tháng hai.
Cùng với bản sửa đổi, TSE sẽ thu hẹp phạm vi của chỉ mục Topix, hiện bao gồm toàn bộ First Section. Các công ty không có ít nhất 10 tỷ yên cổ phiếu có thể giao dịch sẽ giảm dần tỷ trọng và một số dự kiến sẽ bị loại hoàn toàn khỏi chỉ số vào năm 2025.
Các nhà đầu tư như quỹ liên kết chỉ số tự động mua cổ phiếu trong các thành phần TOPIX mới (vốn hóa thị trường được điều chỉnh tự do), điều này có thể làm tăng định giá quá mức các yếu tố cơ bản của công ty. Việc TOPIX độc lập với thành phần sàn giao dịch sẽ cho phép các nhà đầu tư lựa chọn nhiều hơn.
Người đứng đầu Sở giao dịch chứng khoán Tokyo, Koichiro Miyahara đã từ chức vì sự cố hệ thống, thay thế là Akira Kiyota, người đứng đầu Japan Exchange Group Inc, công ty sở hữu sàn giao dịch.