MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sau sự kiện VinFast xuất khẩu 999 xe điện sang Mỹ, chuyên gia nói gì về cơ hội cho doanh nghiệp và lao động Việt Nam?

Sau sự kiện VinFast xuất khẩu 999 xe điện sang Mỹ, chuyên gia nói gì về cơ hội cho doanh nghiệp và lao động Việt Nam?

Tại buổi talkshow online ''VinFast và cơ hội cho SMEs tham chuỗi cung ứng ngành xe hơi'' mới đây, TS Ngô Công Trường, Chủ tịch Công ty Tư vấn & Giáo dục John&Partners, Giám đốc Chuyên ngành Xe hơi của ASQ tại Việt Nam, người đang sống và làm việc tại Mỹ cho biết, khi VinFast xuất khẩu xe điện sang Mỹ, rất nhiều người trong cộng đồng ASQ tôn trọng những gì mà VinFast đang làm.

"Nhiều người nói rằng, bắt đầu từ ngày hôm nay, Việt Nam đã có thể cạnh tranh song phẳng trong ngành công nghiệp ô tô với các nước khác trên thế giới".

Ông Trường cũng cho biết, có nhiều người Việt Nam đang có một suy nghĩ nhầm lẫn là xe hơi Việt Nam thì Việt Nam phải sản xuất từ A-Z. Vị chuyên gia từ ASQ nhận định, các chi tiết cấu thành sản phẩm được sản xuất ở đâu không quan trọng bởi vì mình bước trên vai người khổng lồ để sản xuất ra chiếc xe hơi, miễn là chiếc xe đó mang thương hiệu Việt Nam.

TS Ngô Công Trường đánh giá, sự kiện VinFast sản xuất xe điện cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt trong ngành công nghiệp phụ trợ. Thậm chí, kể cả khi VinFast sản xuất xe hơi ở Mỹ, thì doanh nghiệp Việt vẫn có thuận lợi để cung cấp linh kiện cho mặt hàng này.

Cơ hội việc làm liên quan đến chuỗi cung ứng ngành ô tô ở Việt Nam

Hiện nay, lao động thông thường lẫn chuyên gia làm trong lĩnh vực liên quan đến chuỗi cung ứng ngành ô tô ở Việt Nam đang thiếu rất nhiều. Về thu nhập, ông Trường tiết lộ, nếu những công ty thuê những chuyên gia giống như ông Trường về tư vấn hay đào tạo thì hầu như không có cơ hội để thương lượng giá và phí phải trả cho những chuyên gia hiểu về IATF-16949 là cực kỳ cao.

"Việc lấy phí cao không phải vì cứ muốn là có, mà việc tôi đưa ra yêu cầu trả phí cao nhằm để công ty đó cam kết sẽ thực hiện theo đúng tiêu chuẩn IATF-16949", vị Giám đốc Chuyên ngành Xe hơi của ASQ tại Việt Nam nhấn mạnh.

Theo ông Trường, tiêu chuẩn IATF-16949 là một trong những công cụ sẽ giúp người học trở thành chuyên gia tầm quốc tế trong lĩnh vực sản xuất ô tô. Dưới góc độ chuyên gia ngành Xe hơi của ASQ tại Việt Nam, ông Trường cũng chia sẻ rằng, chuỗi cung ứng trong ngành ô tô là rất lớn, trong đó bên cạnh những khâu khó, cũng có rất nhiều khâu đơn giản, và việc VinFast sản xuất xe điện cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt trong ngành công nghiệp phụ trợ.

Ông Trường cho hay, thông thường, khi nhìn thấy cơ hội phát triển trong ngành, các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam đều sẽ tự làm hoặc sẽ vừa làm vừa mò. Cách làm này theo ông Trường tốn rất nhiều thời gian và nguồn lực, đến khi các doanh nghiệp này có thể mò ra được 1 vấn đề thì các doanh nghiệp khác đã làm xong từ lâu.

Để giải quyết vấn đề này, ông Trường khuyến nghị, nếu doanh nghiệp nhìn thấy được tiềm năng của thị trường lớn thì cách tốt nhất là thuê chuyên gia tư vấn. Sau đó, chuyên gia sẽ đánh giá hướng đi và lộ trình phát triển cho doanh nghiệp.

"Nếu doanh nghiệp muốn tham gia vào chuỗi cung ứng ngành ô tô ở Việt Nam thì phải xác định đây là một cơ hội chúng ta làm từ 20-30 năm và quá trình chuẩn bị cho điều này sẽ không chỉ trong 1-2 tháng", ông Trường nhấn mạnh.

Trọng Trần

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên