Sau tăng 3%, lộ trình điều chỉnh giá điện tiếp theo ra sao?
Từ ngày 4/5/2023, EVN đã quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân là 1.920,3732 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) - tương đương mức tăng 3%.
- 18-05-2023VinFast sẽ sản xuất loại xe điện mới: Là 'mỏ vàng' mà Tesla, BYD đang bỏ quên, khách hàng sẵn sàng chi thêm hàng trăm triệu đồng để nhận xe sớm
- 18-05-2023Hãng xe điện Trung Quốc chuẩn bị IPO tại Mỹ: “Chúng tôi không bận tâm nhiều đến Tesla, ô tô từ quốc gia này mới khiến chúng tôi phải dè chừng”
- 03-02-2023Đây có phải mối nguy cho VinFast tại Mỹ: Tân binh “khủng long” đến từ Trung Quốc, ra mắt xe điện phạm vi hoạt động lên tới 1.000 km, sẽ IPO trong quý 2/2023
Chiều 18/5, trả lời câu hỏi của báo chí về việc vì sao lại quyết định tăng giá điện bình quân tăng 3%, ông Nguyễn Việt Hòa - Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, việc tăng giá điện bình quân thêm 3% vừa qua đã được Bộ Công Thương và doanh nghiệp liên quan tính toán kỹ, điều chỉnh căn cứ theo Quyết định 24 của Chính phủ.
"Đây là mức tăng thấp nhất của Quyết định 24. Các đơn vị liên quan đã tính toán nhiều yếu tố, trong đó không ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô", ông Hoà nói.
Theo tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), việc tăng giá điện vừa qua giúp EVN tăng doanh thu năm 2023 thêm khoảng 8.000 tỷ đồng, bù được một phần khoản lỗ vẫn treo của năm 2022 và năm trước đó.
Về lộ trình điều chỉnh giá điện trong lần tiếp theo, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực cho biết Bộ Công Thương sẽ tuân thủ nghiêm túc Quyết định 24, ở điều kiện nào thì được xem xét điều chỉnh mức giá bán lẻ điện.
Về lộ trình điều chỉnh giá điện trong lần tiếp theo, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực cho biết Bộ Công Thương sẽ tuân thủ nghiêm túc Quyết định 24, ở điều kiện nào thì được xem xét điều chỉnh mức giá bán lẻ điện
Cung ứng điện rất khó khăn
Nói thêm về việc cung ứng điện mùa nắng nóng và mùa khô, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực cho hay, hiện nay, các hồ thủy điện đang ở mực nước khai thác giảm dần, nhiều hồ về mực nước chết, gây khó khăn cho vận hành, cung ứng điện.
Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị vận hành, cung ứng nhiên liệu than, khí cho phát điện. Cụ thể, trong tháng 5, Bộ Công Thương đã họp với các đơn vị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), EVN để nỗ lực cung ứng điện đầy đủ cho phát triển kinh tế, xã hội.
"Các đơn vị đều nỗ lực hết sức cung ứng nhiên liệu cho phát điện. Bộ Công Thương trước đó đã yêu cầu các đơn vị khẩn trương khắc phục sự cố tổ máy, sẵn sàng huy động trở lại", ông Hoà thông tin.
Trong bối cảnh nhiệt điện, thủy điện khó khăn, các đơn vị có huy động thêm nguồn năng lượng tái tạo hay không, đại diện Bộ Công Thương cho biết, tính đến ngày 18/5, Bộ Công Thương, EVN và các chủ đầu tư đã thống nhất tạm thời giá cho 8 nhà máy điện gió, điện mặt trời. Khi các dự án này đáp ứng đầy đủ quy định sẽ được phát điện lên lưới điện quốc gia.
VTV