Sau Tết, ác mộng tiền bạc mới thực sự đến: Đây là lý do!
Cứ tưởng trước Tết chi tiêu mới nhiều, hóa ra sau Tết tình trạng cũng không khá khẩm hơn đâu.
- 06-02-2022Hà Nội: Ngày Tết trong căn nhà 9m2 ở phố cổ là lối đi chung của 6 hộ dân khác
- 06-02-2022Muốn cả năm phú quý nhân đôi, khai thông tài vận, làm ngay 7 điều đơn giản này để đem lộc lá tới đầy nhà
- 05-02-2022Muốn năm mới thành công hơn, đọc ngay 4 lời khuyên của các tỷ phú hàng đầu thế giới
Nhiều người cứ ngỡ cảnh tượng tay xách nách mang hay chen chân tắc đường ở cửa ngõ vào thành phố là đáng sợ nhất. Nhưng không nhà, cơn ác mộng thực sự có liên quan đến ví tiền của bạn cơ. Biết lý do vì sao không? Bởi lẽ trái ngược với suy nghĩ của số đông rằng trước Tết mới nhiều khoản phải chi, trên thực tế, khoảng thời gian sau Tết, mỗi chúng ta cũng cần "móc hầu bao" nhiều chẳng kém đâu!
Tiền tàu, xe/ vé máy bay trở lại thành phố
Khoản đầu tiên phải chi không nghi ngờ gì chính là tiền tàu/ xe/ máy bay để bạn từ quê trở lại thành phố. Giữa khung cảnh người người nhà nhà đều đổ xô về thành phố cho kịp buổi làm/ buổi học khai xuân, tình trạng thiếu phương tiện rất dễ xảy ra. Nếu may mắn đặt được vé từ trước đã đành, còn nếu không bạn sẽ phải chấp nhận bỏ ra một khoản tiền không nhỏ, thậm chí gấp 2, gấp 3 lần bình thường để có được tấm vé "thông hành".
Chi phí để di chuyển tiếp từ bến xe/ bến tàu/ sân bay về nơi thuê trọ sẽ tiếp tục "ngốn" của bạn một khoản. Khoản này có thể ít thôi, cơ mà vừa ra Tết đã phải chi thì cũng xót lắm.
Tiền thuê nhà tháng 2
Năm 2022 không phải năm nhuận nên tháng 2 sẽ chỉ có 28 ngày. Điều này báo hiệu kỳ lương của bạn sẽ đến sớm hơn, nhưng đừng quên, nó còn đồng nghĩa với cả việc thời hạn nộp tiền nhà/ tiền điện nước của bạn cũng đến sớm luôn.
Trước Tết phải chi tiêu sắm sửa đón Tết, mua quà cho gia đình; trong Tết thì lo lì xì cho người lớn, trẻ nhỏ; kết quả là vừa ra Tết lại phải dành ra một khoản để nộp tiền nhà sẽ khiến không ít bạn trẻ hơi toát mồ hôi cho mà xem. Nhưng xa nhà thì phải chấp nhận thôi, cố gắng cày cuốc trong tháng 3 để bù lại vậy.
Ăn uống/ tụ họp đầu xuân
Với tâm lý "còn mùng là còn Tết" rồi "tháng Giêng là tháng ăn chơi", ngay cả khi không còn ở quê thì không khí Tết nhất vẫn sẽ còn theo chân bạn ra tới tận thành phố. Sau các cuộc liên hoan với bạn bè ở quê thì nay là lúc series ăn uống, hẹn hò với bạn bè, đồng nghiệp ở thành phố bắt đầu.
Cái sự ăn uống này có tốn kém không? Câu trả lời là tốn cực kì. Đấy là chưa kể đến việc ai hào phóng một chút thì còn có thêm cả tiết mục lì xì bạn bè, đồng nghiệp cơ. Hết khoản này đến khoản khác phải chi, muốn không đau đầu kể cũng khó!
"Cơn nghiện" shopping tái phát
Hết Tết nhưng chương trình khuyến mãi đầu xuân của hầu hết các thương hiệu chắc chắn vẫn chưa hết mà sẽ còn kéo dài đến hết tháng Giêng Âm lịch. Thử đặt mình vào tình huống đi đường 5 mét lại thấy 1 shop treo biển "SALE" đỏ rực và to tướng đi, đố bạn giữ được bình tĩnh để đi lướt qua như không hề có chuyện gì xảy ra đấy.
Giữa cái không khí cửa hàng này khuyến mãi 20%, cửa hàng kia mua 1 tặng 1, shop này ưu đãi thành viên bằng voucher hấp dẫn, shop kia có mã sale shock, "cơn nghiện" tiêu tiền của bạn sẽ lại trỗi dậy. Và thế là ví tiền của bạn càng ngày càng xẹp...
Nhìn chung đây chỉ là 4 trong số vô vàn các đầu việc sẽ ảnh hưởng đến tài chính của bạn sau Tết. Tuy nhiên cũng đừng quá lo, đầu năm mà, tự thưởng cho mình để những tháng tiếp theo có thêm động lực cố gắng cũng là một phương án khá hay ho đấy!
Ảnh: Tổng hợp
Pháp luật & Bạn đọc