Sau tuổi 50, phụ nữ nếu vẫn thực hiện trơn tru 3 bài tập này nghĩa là cơ thể bạn vẫn còn dẻo dai, tràn đầy sức sống
Nếu qua tuổi 50 mà bạn vẫn có thể tập luyện dễ dàng 3 bài tập dưới đây, chứng tỏ sức khỏe và thể chất của bạn vẫn còn rất tốt.
- 19-08-2020Người phụ nữ không thể đi lại vì tự uống thuốc nam trị viêm khớp vảy nến: Căn bệnh có thể dẫn đến tự tử
- 19-08-2020Người phụ nữ 35 tuổi mắc chứng bệnh Alzheimer của người già, thật bất ngờ khi bác sĩ cho biết lý do có liên quan đến bữa sáng mỗi ngày
- 17-08-2020Phụ nữ thông minh, tuyệt đối đừng quá tiết kiệm!
- 13-08-2020NTK Hòa Nguyễn: “10 năm trước mọi người đã nói đồ của tôi đắt nhưng phụ nữ phù phiếm mới biết cách trân trọng và thưởng thức những giá trị tinh hoa”
Ở tuổi 50, các chức năng của cơ thể phụ nữ sẽ suy giảm dần và bộc lộ rõ rệt nhiều điểm yếu. Theo nhiều nghiên cứu, có tới 1/3 phụ nữ trên 50 tuổi có nguy cơ bị gãy xương do loãng xương . Ngoài ra, tình trạng mất cơ bắp và tiền mãn kinh cũng kéo đến khiến chị em bộc lộ rõ rệt sự lão hóa trên khuôn mặt, dần xuất hiện các bệnh mãn tính như tiểu đường, mỡ máu, loãng xương...
Để cải thiện sức khỏe ở độ tuổi này, việc hình thành các thói quen tập thể dục là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên vì sức khỏe có nhiều thay đổi nên không phải ai cũng có thể tập luyện mọi bài tập một cách dễ dàng, trơn tru.
1. Bơi lội
Bơi lội là một môn thể dục rất hữu ích, có tác dụng rèn luyện các chức năng của tim và phổi. Tạp chí "Women's Health" từng chỉ ra rằng, bơi lội giúp cơ thể rắn chắc dẻo dai. Với người cao tuổi, bơi lội giúp rèn luyện sự dẻo dai, tốt cho xương khớp và kéo dài tuổi thọ .
Tuy nhiên, càng nhiều tuổi, chức năng tim phổi của chúng ta sẽ kém dần đi và bắt đầu gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng và hít thở dưới nước. Nếu sau 40 tuổi mà bạn vẫn có thể bơi được và không cảm thấy khó chịu thì có nghĩa là cơ thể bạn đang rất khỏe mạnh.
Bơi lội giúp rèn luyện sự dẻo dai, tốt cho xương khớp và kéo dài tuổi thọ.
2. Squat
Theo Thehealthy, squat, hay còn gọi là ngồi xổm, là động tác giúp phát triển cơ mông, đùi và tác động tốt đến vùng sàn chậu. Không những vậy, động tác này còn giúp tăng sức mạnh, củng cố các nhóm cơ cốt lõi, tăng mức độ linh hoạt của khớp, đốt nhiều calo và cải thiện sức khỏe,
Đây là một bài tập vô cùng quen thuộc với phụ nữ nhưng muốn thực hiện động tác squat chuẩn, bạn không chỉ cần vận dụng cột sống thắt lưng mà cả các khớp xương, người trẻ bình thường cũng khó thực hiện động tác này nếu không có cột sống thắt lưng tốt.
Ngược lại, nếu bạn đã ở độ tuổi trung niên và vẫn có thể thực hiện các động tác squat đúng không có cảm giác khó chịu có nghĩa là cột sống thắt lưng và các khớp của bạn đang khỏe mạnh.
Nếu bạn đã ở độ tuổi trung niên và vẫn có thể thực hiện các động tác squat đúng nghĩa là cột sống thắt lưng và các khớp của bạn đang khỏe mạnh.
3. Chạy bộ
Việc chạy bộ nghe thì đơn giản nhưng lại không hề dễ dàng với những người đã qua tuổi 50. Nhiều người chạy bộ nhanh hay chạy bộ chậm đều có thể xuất hiện các triệu chứng như khó thở, đau khớp. Đặc biệt đối với những người bị loãng xương chạy bộ sẽ gây đau nhức xương khớp. Tuy nhiên, nếu đã vượt qua 50 tuổi mà bạn vẫn có thể thoải mái chạy bộ chứng tỏ cơ thể tương đối khỏe mạnh, các cơ khớp đang hoạt động rất trơn tru.
Việc chạy bộ nghe thì đơn giản nhưng lại không hề dễ dàng với những người đã qua tuổi 50.
Sau 50 tuổi, bạn cần tránh những sai lầm nào khi tập luyện?
Để tránh những chấn thương không đáng có khi tập thể dục ở tuổi 50, chị em cần tránh những sai lầm sau đây:
1. Thực hiện bài tập leo núi, leo cầu thang quá nhiều
Ở tuổi trung niên, bạn không nên thực hiện leo cầu thang quá nhiều vì trong quá trình leo cầu thang áp lực lên khớp gối tăng lên đáng kể, khớp gối sẽ bị va đập nhiều lần trong quá trình leo cầu thang, dễ làm tổn thương khớp gối. Đặc biệt mỗi khi xuống cầu thang, lực tác động lên khớp gối tương đương 5-8 lần trọng lượng cơ thể của bạn, không phù hợp với người trung niên và cao tuổi.
Ở tuổi trung niên, bạn không nên thực hiện leo cầu thang quá nhiều.
2. Tập thể dục buổi sáng nhịn ăn
Đối với người trung niên và cao tuổi, tập thể dục vào buổi sáng trong lúc bụng đói rất nguy hiểm, bởi lúc này lượng calo đã rất ít. Việc tập thể dục thể thao trong lúc đói sẽ khiến máu lên não không đủ, dễ gây chóng mặt, tim đập nhanh, đứng không vững, người cao tuổi mắc bệnh tim dễ gây đột tử.
3. Tập thể dục quá sức
Mặc dù tập thể dục rất tốt cho sức khỏe nhưng sau 50 tuổi, chị em phải vận động vừa phải và chỉ nên tập luyện trong khả năng chịu đựng của bản thân. Tập quá sức không những không đạt được kết quả tập luyện tốt mà còn gây hại cho sức khỏe, phản tác dụng.
Nếu có sức khỏe không tốt, bạn có thể tập luyện nhẹ nhàng bằng các bài tập dưỡng sinh, thể dục nhịp điệu hay giữ thăng bằng… tất cả đều nhẹ nhàng và mang lại lợi ích tốt nhất cho người cao tuổi.
(T/h)
Nhịp sống Việt